Đào Tạo Liên Thông Là Gì? Và Những Điều Cần Biết

Con đường học vấn của chúng ta luôn luôn rộng mở và không bao giờ có giới hạn. Và có nhiều cách để bạn theo đuổi con đường học vấn của mình trong đó có học liên thông. Vậy bạn đã tìm hiểu về liên thông và hiểu liên thông là gì chưa? Nếu vẫn còn mơ hồ về khái niệm này thì chúng ta hãy cùng đọc bài viết sau đây để có cái nhìn rõ nét hơn.

  1. Đào tạo liên thông là gì?

Đào tạo liên thông là hình thức đào tạo cho phép người học được sử dụng kết quả học tập trước đó của mình để đăng ký học lên cấp bậc, trình độ cao hơn của cùng ngành nghề hoặc là chuyển sang ngành học, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác.

  • Đối tượng được đào tạo liên thông

 Những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng và có mong muốn, nhu cầu học tiếp lên bậc cao đẳng hoặc đại học. Và điều kiện tham gia dự tuyển còn phụ thuộc vào xếp loại tốt nghiệp của từng cá nhân, cụ thể như sau:

Đối với đào tạo liên thông từ hệ trung cấp lên cao đẳng hoặc từ bậc cao đẳng lên đại học, chỉ cần bạn có kết quả tốt nghiệp loại khá trở lên thì sẽ được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp. Còn với những ai tốt nghiệp loại trung bình thì cần phải có ít nhất thời gian là một năm sau khi tốt nghiệp làm việc đúng với chuyên môn thì mới được tham gia dự tuyển.

Đối với hệ đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học, thì sau khi tốt nghiệp bậc trung cấp, bạn cần phải có thời gian ít nhất là ba năm kinh nghiệm làm việc gắn với chuyên môn thì mới được tham gia dự tuyển.

  • Phương thức tuyển sinh liên thông

Phương thức tuyển sinh liên thông đối với những thí sinh mà đã có bằng tốt nghiệp trung cấp như sau: họ phải tham gia làm bài thi gồm ba môn trong đó là hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề).

Đề thi các môn cơ bản được lấy từ ngân hàng đề thi của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Và hình thức ra đề cũng như đề thi môn thứ ba là cơ sở ngành hoặc thực hành nghề sẽ do Hiệu trưởng nhà trường tai nơi đăng ký theo học quy định.

Hình thức tuyển sinh hệ đào tạo liên thông mà các thí sinh là những người đã tốt nghiệp cao đẳng thì bắt buộc các thí sinh này sẽ phải thi hai môn trong kỳ thi là môn cơ sở ngành hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh và một môn về những kiến thức ngành.

Hiệu trưởng nhà trường quy định cụ thể môn thi tuyển sinh để đảm bảo chất lượng tuyển chọn.

  • Thời gian đào tạo liên thông

Theo như quy định thì hiện nay, thời gian đào tạo trình độ cao đẳng là từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo. Đào tạo trình độ đại học được kéo dài từ hai năm rưỡi đến bốn năm cho những đối tượng có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo và thời gian từ một năm rưỡi đến hai năm học cho người tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.

  • Có được đăng ký dự thi liên thông khác ngành đào tạo mình đã tốt nghiệp không?

Việc đăng ký hệ liên thông khác ngành đào tạo chỉ được phép khi bạn tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng khác ngành nhưng vẫn có sự liên quan đó là cùng trong một khối ngành. Nếu bạn có nhu cầu học liên thông thì trước khi tham gia kỳ thi dự tuyển bạn cần phải đầu tư học thêm một khối lượng kiến thức mới bổ sung để có đủ trình độ đầu vào ngành theo học liên thông. Khối lượng kiến thức phải học bổ sung do hiệu trưởng nhà trường quyết định.

Ngày nay, việc học tập đã không còn là quá khó khăn khi bạn muốn nâng cao trình độ học vấn. Và chắc hẳn sau bài viết bạn đã hiểu hơn về liên thông là gì và hãy tin rằng dù cho là học bằng hình thức nào thì chỉ cần chúng ta cố gắng theo đuổi thì sẽ đạt được thành công như mong đợi.

Chăm Sóc Khách Hàng (CSKH) Là Gì? Tại Sao Phải Chăm Sóc Khách Hàng?

Hiện nay dưới sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty trong nền kinh tế thị trường thì chăm sóc khách hàng là một yếu tố quan trọng hàng đầu không thể thiếu, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy CSKH là gì? Những lợi ích khi chăm sóc khách hàng cũng như là các yếu tố nào quyết định đến sự thành công của việc chăm sóc khách hàng? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra mỗi ngày, bài viết sau đây sẽ góp phần giải đáp các thắc mắc của chúng ta.

  1. Khái niệm

CSKH là viết tắt của “chăm sóc khách hàng”, đó là sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ các doanh nghiệp đến khách hàng của mình nhằm đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, làm cho họ cảm thấy hài lòng với dịch vụ của công ty. Đây là một trong những công việc góp phần giữ được khách hàng gắn bó lâu dài với công ty, đồng thời cũng tạo ra nhiều mối quan hệ, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới.

  • Dịch vụ CSKH tốt là như thế nào?

Một dịch vụ tốt là một dịch vụ mà ở đó khách hàng cảm thấy hài lòng nhất. Để có được điều đó thì doanh nghiệp cần cho phép nhân viên có thể làm bất cứ gì để hài lòng khách hàng( trừ trường hợp vi phạm quy định công ty hay pháp luật). Đa số doanh nghiệp hiện nay đều rất khuôn phép trong việc này, từ đó dẫn đến không đạt được hiệu quả tối ưu trong công việc. Nếu bạn có dịch vụ CSKH tốt hơn đối thủ của mình thì bạn sẽ đạt được những gì mà đối thủ của bạn không đạt được.

  • Các yếu tố tác động đến sự thành công của việc CSKH

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả CSKH, trong đó có ba yếu tố quyết định chủ chốt đó là: yếu tố sản phẩm, yếu tố tiện lợi, yếu tố con người. Ba yếu tố trên đều có một ý nghĩa riêng biệt, chúng quan trọng như nhau và mỗi yếu tố đều cần thiết ở những tình huống khác nhau tùy vào tâm lý của khách hàng lúc đó. Tuy nhiên với xu hướng hiện đại hóa như hiện nay thì yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Cùng một loại sản phẩm, cung cấp cùng một loại dịch vụ với cùng một giá và chất lượng như nhau thì khách hàng sẽ chọn công ty nào khiến họ cảm thấy thoải mái, được chào đón một cách niềm nở, vui vẻ,…thì họ sẽ chọn sử dụng sản phẩm của doah nghiệp đó. Nghĩa là khách hàng sẽ chọn nơi có dịch vụ CSKH tốt hơn để mua sản phẩm.

Nhưng đừng vì chú trọng tới dịch vụ khách hàng mà bỏ qua chất lượng của sản phẩm, khi khách hàng đã mua sản phẩm thì đều mong muốn đảm bảo về chất lượng. Những lời mời gọi, quảng cáo sản phẩm có hấp dẫn, thái độ nhân viên có tốt đến đâu mà chất lượng sản phẩm lại kém thì đều không có tác dụng. Do đó, chăm sóc khách hàng chỉ thực sự hiệu quả khi đi kèm với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.

Bên cạnh đó, quy trình chăm sóc khách hàng cũng phải được thực hiện một cách đồng nhất giữa các nhân viên với nhau và cần có sự phối hợp với các bộ phận liên quan( bộ phận kỹ thuật, bộ phận kiểm tra quản lý,…) để phát huy hết hiệu quả công việc.

  • Mô tả công việc nhân viên CSKH

Tiếp nhận, kiểm tra, giải quyết những thắc mắc của khách hàng là công việc hàng ngày mà một nhân viên CSKH cần làm. Quan tâm chia sẻ với khách hàng, hỏi xem họ cần gì và có gặp khó khăn gì trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty hay không thông qua việc gọi điện thoại, nhắn tin,… Thiết lập hệ thống các trang web, fanpage, các kênh hỗ trợ trực tuyến qua tivi, ứng dụng trên điện thoại,…cho khách hàng dễ dàng liên hệ và tìm kiếm thông tin. Tăng cường công tác marketing để lan rộng tới khách hàng các chương trình khuyến mại, ưu đãi,…của doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý theo dõi và cập nhật liên tục các khiếu nại, phản hồi không tốt của khách hàng về sản phẩm để xử lý kịp thời và hợp lý nhất. Chủ động thông báo cho khách hàng biết khi có quà tặng hay chính sách vào các dịp lễ, tết. Đưa ra các chiến lược CSKH phù hợp với ngân sách của công ty, khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ, sản phẩm công ty.

Mọi sự thành công đều hơn nhau ở thái độ, vì vậy doanh nghiệp cần hiểu rõ dịch vụ CSKH là gì để làm tốt nó hơn, đây là điều kiện tiên quyết giúp nâng cao sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường hiện nay.

Tiếng Anh Thương Mại Làm Gì?

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, xu hướng hội nhập ngày càng cao, vì vậy mà tiếng anh ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số bạn đang băn khoăn không biết sẽ làm gì sau khi ra trường, bởi vì học tiếng anh thương mại không được đào tạo chuyên sâu về một ngành nghề  nào đó, chỉ được học các kiến thức chung về thương mại, những thuật ngữ liên quan đến thương mại. Vậy tiếng anh thương mại làm gì?

  1. Khái niệm

Học tiếng anh thương mại là học các kiến từ cơ bản đến chuyên sâu về các cấp độ của tiếng anh như ngữ điệu, nhấn âm, từ vựng, cách nghe, nói, đọc, viết, văn hóa nói chuyện của các nước đang sử dụng ngôn ngữ là tiếng anh; học các kiến thức chuyên ngành về thương mại để ứng dụng tiếng anh vào trong công việc, cuộc sống.

  • Một số công việc học tiếng anh thương mại có thể làm
    • Biên – Phiên dịch

Ngoài những kiến thức tiếng anh thương mại được học trên trường thì để làm được công việc này bạn cần trau dồi cho mình thêm một số từ vựng, từ đó làm phong phú hơn vốn từ ngữ của bạn để có thể nhạy bén hơn trong công việc. Nhân viên trong lĩnh vực phiên dịch tiếng anh thương mại ở Việt Nam là một công việc có thu nhập ổn định, có nhiều cơ hội gặp gỡ các đối tác lớn từ các nước, được đi công tác nước ngoài, xây dựng được nhiều mối quan hệ. Đồng thời tiếng anh tốt bạn có thể chuyển đổi công việc một cách dễ dàng.

Yếu tố quan trọng không kém đối với một chuyên viên phiên dịch là sự chính xác, lời khuyên cho bạn lúc này là nên đi học các khóa phiên dịch nâng cao nhằm cải thiện tốc độ, độ chính xác, và cảm thấy tự tin với kiến thức bản thân.

  • Hướng dẫn viên du lịch

Nếu bạn là người thích đi đây đó, thích tìm hiểu văn hóa, ẩm thực của mọi vùng miền, đất nước thì hướng dẫn viên du lịch hoàn toàn phù hợp với bạn. Để làm tốt công việc bạn nên tự bổ sung, nâng cao cho mình thêm một số kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng tự tin trước đám đông, nắm bắt được tâm lý du khách và bạn phải là người hòa đồng, phản ứng nhanh, hoạt bát.

2.3 Xuất nhập khẩu

Đối với công việc này ngoài tiếng anh của bạn tốt thì bạn cần nắm chắc chuyên ngành, bạn nên tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo chuyên sâu về xuất nhập khẩu. Nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải biết quy trình  làm việc, biết cách làm chứng từ, soạn thảo hợp đồng, theo dõi đơn hàng, lên lịch vận chuyển, hiểu biết về thị trường xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế,…Vì vậy một khả năng tiếng anh tốt kèm với kiến thức chuyên môn và kỹ năng vi tính thì bạn hoàn toàn có thể làm tốt công việc này.

Bên cạnh đó những kĩ năng bổ trợ kèm theo cũng vô cùng quan trọng đối với người làm xuất nhập khẩu như kỹ năng thuyết phục, đàm phán với khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề,…

2.4 Thư ký – Trợ lý

Trợ lý, thư ký cũng là một công việc tốt đối với người học tiếng anh thương mại. Ở vị trí này bạn phải phụ trách công việc sắp xếp, lên lịch trình hoạt động cho công ty, thay mặt giám đốc xử lý những vấn đề nhỏ, lẻ trong công ty, nhận những báo cáo từ cấp dưới xét duyệt trước khi đưa cho giám đốc,…Điều này đòi hỏi bạn phải có ngôn ngữ tốt để đọc hiểu, kiểm tra, giám sát và phát hiện những sai sót. Bên cạnh đó kỹ năng phiên dịch, giao tiếp, đàm phán là rất quan trọng hỗ trợ bạn trong việc đi gặp đối tác cùng cấp trên để thuận tiện giao lưu, trao đổi.

2.5 Chuyên viên tư vấn tiếng anh

Bạn cũng có thể ứng tuyển vào vị trí chuyên viên tư vấn tiếng anh nếu cảm thấy yêu thích công việc này. Là một chuyên viên tư vấn ngoài khả năng tiếng anh tốt bạn nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giọng nói dễ nghe, nắm bắt được tâm lý khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất.

Đồng thời bạn cũng phải trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về lĩnh vực bạn sẽ tư vấn.

Bài viết trên hy vọng có thể trả lời thắc mắc học tiếng anh thương mại làm gì, giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về chuyên ngành tiếng anh thương mại, bên cạnh đó hiểu rõ hơn về những cơ hội đặc biệt mà chỉ có ngành bạn mới có.