Làm gì khi thất nghiệp để phát triển bản thân một cách hiệu quả?

Thất nghiệp là một điều mà bất kỳ ai cũng không muốn xảy ra trong cuộc sống nhưng chẳng may bạn rơi vào trường hợp này, bạn sẽ phải đặt ra một câu hỏi quen thuộc của rất nhiều người nhưng không ai muốn nói đó chính là “Làm gì khi thất nghiệp”

Nhiều người nghĩ thất nghiệp là một trong những thời điểm tồi tệ nhất của con người, đối với những ai có suy nghĩ tiêu cực thì hai từ “thất nghiệp” giống như một sự kết thúc thật sự. Còn với số đông còn lại thì cho rằng, thất nghiệp là một cơ hội mới để bắt đầu một công việc mới tốt hơn một công việc cũ rất nhiều lần, nói cách khác thất nghiệp chính là cánh cửa để bạn có thể bắt đầu lại những giấc mơ hoài bão còn dang dở của mình có thể hoàn thiện tốt hơn lúc trước.

Vậy theo bạn chúng ta nên làm gì khi thất nghiệp? Câu trả lời chính xác nhất đó chính tìm cách tận dụng thời gian và học hỏi để phát triển năng lực bản thân. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý về các dự định sẽ thực hiện trong thời gian thất nghiệp của mình như thế nào là hiệu quả nhất.

1. Hãy đọc sách nhiều hơn

Trong quá trình làm việc bạn không chắc chắn sẽ không có thời gian để đọc những quyển sách mình thích hay những quyển sách huấn luyện kỹ năng, vì áp lực công việc sẽ khiến bạn không có thời gian tập trung vào việc đọc sách. Thay vì dành khoảng thời gian thất nghiệp để than thở thì hãy dùng nó vào những việc hữu ích như đọc sách. Đọc càng nhiều sách sẽ khiến kiến thức cuộc sống của bạn ngày một nâng cao, những giá trị từ việc đọc sách nhiều vô số kể, ngoài việc cho bạn kiến thức, sách còn cho bạn tầm nhìn và suy nghĩ đúng đắn trưởng thành hơn rất nhiều.

2. Luyện tập thể thao

Mỗi ngày đi làm bạn phải trải qua 8 tiếng ngồi làm việc trong môi trường công sở chính vì vậy sức khỏe chắc chắn sẽ không được đảm bảo. Do đó, hãy tận dụng khoảng thời gian rãnh rổi này để luyện tập thể thao như chạy bộ, bơi lội hay chơi cờ luyện tập trí não sẽ giúp cơ thể của bạn ngày một tốt hơn. Ngoài ra, việc luyện tập thể thao cũng là một cơ hội tốt để bạn giao tiếp với mọi người trong nhiều môi trường khác nhau, qua đó bạn có thể tận dụng những mối quan hệ đó để học hỏi cho mình những kiến thức xã hội và tìm thêm những công việc từ bạn bè xung quanh giới thiệu.

3. Tham gia những khóa học nâng cao

Hãy bỏ qua vấn đề vì sao bạn lại rơi vào tình trạng thất nghiệp như hiện tại, mà thay vào đó là hãy đặt câu hỏi “Tại sao mình lại không tìm kiếm một công việc mới tốt hơn?”Nếu vậy, bạn phải nỗ lực hơn rất nhiều để giành lấy chiếc vé trúng tuyển vào một công ty mà mình mong ước.

Học tập và không ngừng nâng cao kiến thức chính là cách nhanh chóng giúp bạn đạt được ước mơ và mục tiêu mà bản thân đặt ra. Lời khuyên chân thành dành cho bạn đó chính là tìm kiếm một khóa học online tại nhà hay đến một trung tâm nào đó để đăng ký một khóa học quản trị, hay tiếng anh giao tiếp chẳng hạn. Đừng ngồi đó buồn bã vì những điều đã xảy ra với bản thân trong quá khứ, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu một công việc mới với hành trang kiến thức vững vàng hơn rất nhiều.

4. Giao lưu kết nối với bạn bè

Những mối quan hệ xung quanh ngay lúc này sẽ là một trong những điều mà bạn sẽ cần sử dụng đến. Bạn có thể dành một khoàng thời gian nào đó để gặp gỡ những người bạn mới hay những người bạn cũ bấy lâu nay chưa gặp. Ngoài mục đích giao lưu là chính thì bạn hãy khéo léo nói về vấn đề hiện tại của mình một cách khéo léo, biết đâu trong số những người bạn đó, sẽ có người mang đến cho bạn những cơ hội làm việc tuyệt vời.

5. Chăm sóc bản thân

Khi đã dành quá nhiều thời gian tập trung cho công việc lúc trước khiến bạn không có thời gian chăm sóc chu đáo cho bản thân, thì thời điểm này có lẽ bạn nên dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Đơn giản chỉ cần làm những gì mình thích, tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của bạn mong muốn. Nếu có nhiều thời gian bạn có thể cùng gia đình đi du lịch hay trồng hoa, học đàn và viết blog chẳng hạn. Những công việc đó sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn và giúp bạn lên dây cót tinh thần cho những dự định sắp tới thành công tốt đẹp.

6. Tìm kiếm công việc mới

Sau khi lấy lại tinh thần phấn khởi cho bản thân, bạn nên bắt tay vào việc chỉnh lại CV cá nhân và tiến hành khảo sát các công việc liên quan mà bạn đang có dự định ứng tuyển. Hãy lựa chọn cho mình một vị trí đúng với sở thích và năng lực bản thân, và bắt đầu lại từ đâu với những dự định to lớn hơn trước.

Mong rằng, với những gợi ý nho nhỏ của chúng tôi trong bài viết này đã phần nào giúp bạn hoạch định cho mình những kế hoạch hữu ích nhằm trả lời cho câu hỏi “làm gì khi thất nghiệp?” một cách trọn vẹn nhất. Chúc bạn thành công!

 

Cách quản lý công việc hiệu quả chỉ với 7 bước cơ bản

Một trong những nguyên nhân chính khiến cuộc sống của những con người hiện đại dần rơi vào tình trạng bế tắc và khủng hoảng tinh thần, phần lớn là do không biết cách quản lý công việc hiệu quả. Vậy theo bạn làm thế nào để có cách sắp xếp và quản lý công việc của bản thân hằng ngày một hợp lý nhất?

Đây là một câu hỏi không khó để trả lời nhưng lại khó ở khâu thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả cao như mong muốn. Rất nhiều người luôn nghĩ đến vấn đề phải quản lý công việc của bản thân, tuy nhiên khi bắt đầu vào giai đoạn thực hiện phần lớn mọi người đều cảm thấy khó khăn hơn so với những dự định ban đầu vạch ra. Nắm bắt được những vấn đề đó của nhiều người, trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê 7 bước cơ bản để hỗ trợ bạn trong cách quản lý công việc hiệu quả nhất.

1. Xác định mục tiêu công việc rõ ràng

Mục tiêu chính là kim chỉ nam giúp chúng ta có những hướng đi cụ thể và đúng đắn hơn trong quá trình làm việc. Hay nói cách khác thì kim chỉ nam chính là mục tiêu và động lực thúc đẩy con người làm việc hăng say hơn. Chính vì thế, trước khi bắt đầu thực hiện cách quản lý công việc của mình, bạn nên dành thời gian để xác định rõ mục tiêu mà mình muốn hướng đến trong công việc là gì? Điều đó sẽ giúp bạn biết được mình cần làm gì và nên bắt đầu từ đâu?

2. Phân loại công việc

Thông thường, chúng ta thường bỏ qua công đoạn phân loại này mà bắt tay ngay vào làm việc với suy nghĩ làm càng nhanh càng tiết kiệm thời gian thì càng tốt, dành thời gian để phân loại công việc sẽ chỉ làm chúng ta rối não hơn mà thôi. Chính vì vậy, quá trình làm việc của bạn luôn gặp phải những khó khăn nhất định, bởi vì bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết việc nào nên làm trước và việc nào nên thực hiện sau.

Lời khuyên dành cho bạn chính là nên có một bảng phân loại công việc mỗi ngày trước khi bắt đầu làm việc. Trong bảng phân loại đó, bạn nên viết ra những việc nào cần hoàn thành ngày hôm nay, và những việc cần phải hoàn thành trong tuần này, trong tháng cụ thể. Bạn nên ưu tiên những công việc mang tính cấp bách để giải quyết trước và dành thời gian sau đó để nghiên cứu những dự án, kế hoạch tiếp theo.

 3. Lập kế hoạch cụ thể

Sau bước phân loại công việc hoàn chỉnh, bạn nên bắt tay vào khâu lập kế hoạch chi tiết. Bảng kế hoạch chi tiết này, sẽ liệt kê những vấn đề cụ thể theo nhiều góc độ khác nhau để thực hiện cho mục tiêu chính được diễn ra thành công. Công đoạn lập kế hoạch vô cùng cần thiết để bạn tìm ra những phương pháp cách làm tối ưu nhất, hạn chế được những tổn thất và thiệt hại không cần thiết trong quá trình làm việc.

4. Đặt ra một deadline

Đừng nghĩ deadline là một áp lực như nhiều người nói, hãy nghĩ đơn giản deadline chính là một kỳ hạn nhất định tạo động lực cho bạn làm việc đúng tiến độ hơn. Có một deadline cụ thể bạn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc được giao một cách tốt hơn, với năng suất làm việc cao nhất. Bên cạnh đó, deadline còn khiến bạn tập trung hơn vào công việc không lề mề cũng như dành thời gian bận tâm vào những vấn đề không liên quan khác.

  1. Nhắc nhở khi cần thiết

Trong chúng ta, chắc chắn không một ai muốn bị nhắc nhở thường xuyên khi làm điều gì đó không tốt. Tuy nhiên, đặt vào những trường hợp nhất định bạn cần phải hoàn thành công việc đúng tiến độ, bạn có thể nhờ một ai đó nhắc nhở bạn khi cần thiết. Một cách làm chủ động hơn nữa, bạn có thể nhờ đến các thiết bị công nghệ để hỗ trợ bạn vấn đề này.

6. Hãy nghĩ ngơi một cách đúng lúc

Dành quá nhiều thời gian tập trung cho công việc không phải là một điều tốt, bạn sẽ dễ bị áp lực và mệt mỏi trí não. Bạn nên dành thời gian làm việc hợp lý kèm theo đó là có một khoảng thời gian để chăm sóc cho bản thân được tốt hơn. Tham gia vào các trò chơi cộng đồng hay đọc sách và ăn uống điều độ sẽ giúp có một sức khỏe tốt để hoàn thành công việc một cách chất lượng nhất.

7. Đánh giá lại tiến độ công việc

Đây là yếu tố rất quan trọng để bạn có thể hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Phần đánh giá này sẽ giúp bạn biết được mình đã hoàn thành được bao nhiêu việc cũng như những điều chưa thực hiện được trong khoảng thời gian vừa qua. Từ đó bạn sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cũng như biết được những hạn chế của mình nằm ở đâu để tìm phương pháp cải thiện đúng lúc.

Tóm lại, có rất nhiều cách quản lý công việc hiệu quả khác nhau mà bạn cần phải học hỏi và vận dụng vào cách làm việc của mình. Hy vọng rằng với 7 bước làm cơ bản mà chúng tôi đã giới thiệu trong bài viết này, bạn đã có được những kiến thức hữu ích giúp ích cho vấn đề quản lý công việc của bạn một cách thiết thực nhất

 

Cách ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp bạn cần nên ghi nhớ

Giao tiếp là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta, tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có được khả năng giao tiếp tốt. Đặc biệt, khi tiếp xúc với những môi trường khác nhau, chúng ta đòi hỏi phải có cách ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp để tránh những trường hợp hiểu lầm gây ảnh hưởng đến công việc.

Tục ngữ có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ngụ ý khuyên nhủ con người mỗi khi giao tiếp cần phải biết suy nghĩ, khôn khéo lựa chọn những lời hay ý đẹp mà nói với nhau, tránh vì một phút nóng giận mà buôn những lời lẽ không tốt đến người khác. Trong cuộc sống, sẽ có đủ mọi cung bậc cảm xúc, cũng như vô vàn tình huống xảy ra mà chúng ta không thể biết trước, chính vì vậy bạn luôn phải học cách ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp để trở nên tự tin hơn và làm chủ cuộc sống chính mình.

Tùy vào môi trường và tình huống khác nhau mà bạn sẽ có những cách ứng xử phù hợp nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số quy tắc giao tiếp mà bạn cần biết để ứng xử một cách thông minh nhất.

1. Nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát

Mỗi người đều có những cách đánh giá khác nhau về cuộc sống, và với cả những người mà họ tiếp xúc, chắc chắn bạn cũng như thế. Con người đều đánh giá người khác dựa vào những gì mà họ suy nghĩ là đúng. Trong hoàn cảnh bạn bị rơi vào thế ở giữa khi phải lắng nghe quá nhiều những ý khiến nhận xét khác nhau về ai đó, bạn nên nhớ rằng đừng vội vàng đứng về một phía bỏ qua những đánh giá cụ thể về vấn đề để đánh giá sai về một ai đó. Có 3 bước để bạn có thể đánh giá vấn đề một cách tổng quát đó chính là:

– Thứ nhất: Luôn học cách chấp nhận vấn đề tồi tệ nhất sẽ xảy ra.

– Thứ hai: Lắng nghe và phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng người, đừng vội vàng nghe theo những gì người khác nhận xét.

– Thứ ba: tin vào những gì mình nghĩ nhưng hãy khôn khéo để hợp tác với những người có những điểm mạnh mà bạn cần, đồng thời không nên đánh đồng quan điểm với những người khác, đứng trên vị trí trung lập để xây dựng mối quan hệ thân thiết với cả hai bên.

2. Nói cảm ơn đúng lúc nhưng đừng nói xin lỗi quá nhiều

Cảm ơn và xin lỗi là những từ mà chúng ta thường xuyên phải nói trong cuộc sống, tuy nhiên người biết giao tiếp một cách khôn khéo sẽ biết nói lời cảm ơn đúng lúc, đúng thời điểm. Một lời khuyên hữu ích cho bạn đó chính là khi nói cảm ơn một cách đầy đủ “Tôi xin cảm ơn” sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chỉ nói bằng hai từ cảm ơn thông thường.

Đối với từ xin lỗi cũng giống như cảm ơn, chúng ta nên biết nói xin lỗi đúng lúc và đúng hoàn cảnh. Không phải bất kỳ vấn đề nào bạn cũng nên nói hai từ “xin lỗi”, bởi vì một khi từ xin lỗi được sử dụng quá nhiều trong giao tiếp, về lâu dài người khác sẽ đánh giá bạn là một kẻ luôn phạm lỗi và làm việc gì cũng không tốt. Lời xin lỗi không đúng lúc cũng sẽ khiến bạn có mặc cảm tâm lý với bản thân rằng mình là một người không tài giỏi, hạn chế khả năng thăng tiến và phát triển của bạn trong sự nghiệp.

3. Học cách nói không đúng lúc

Có quá nhiều áp lực cuộc sống đến với bạn trong thời điểm hiện tại, nói “không” là cách để bạn giảm đi áp lực của cuộc sống và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, đồng thời khẳng định giá trị của bạn với mọi người. Những người thông minh luôn biết nói không khi cần thiết, đây là điều mà tất cả chúng ta nên cố gắng để thực hiện, nếu không muốn tạo ra nhiều hơn những áp lực cho cuộc sống.

Không phải việc gì người khác nhờ vả không nằm trong yêu cầu công việc thì bạn hoàn toàn có thể từ chối một cách thẳng thắn. Chúng ta sẽ không thể nào cảm thấy thoải mái nếu làm những việc mà người khác nhờ vả hay bản thân thật sự không thích làm. Do đó, nói “không” vào những thời điểm đúng lúc sẽ giúp người khác nhận ra rằng bạn không phỉa là một người chỉ biết làm những việc mà người khác nhờ vả.

4. Luôn biết giữ bí mật

Khi ai đó quyết định nói ra những điều mà họ suy nghĩ và cất dấu trong lòng để chia sẻ với bạn, điều đó chứng tỏ rằng bạn là một người rất đáng tin cậy. Vì thế, bạn nên nhắc nhở mình rằng hãy nê tôn trọng bí mật đó của họ và chắc chắn đừng nên nói cho người thứ 3 biết. Đó là cách cư xử thông minh trong môi trường công sở hay cuộc sống, vì chắc rằng bạn cũng không muốn bản thân trở thành kẻ tọc mạch phải không nào?

Còn rất nhiều những quy tắc khác để hướng dẫn bạn cách ứng xử khôn ngoan trong cuộc sống, tuy nhiên điều quan trọng mà đầu tiên bạn cần phải thực hiện được trước khi trở thành một người có cách ứng xử và giao tiếp thông minh, tinh tế đó chính là rèn luyện tư duy và năng lực tốt hơn từng ngày. Vì khi đã có được một tư duy đúng đắn + năng lực thật sự bạn sẽ biết cách ứng phó với mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống này.