Cộng tác viên là gì? Những thuận lợi mà cộng tác viên tích lũy được

Chắc hẳn đã có không ít nhất lần chúng ta thắc mắc vị trí cộng tác viên là gì khi đọc các thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp. Được biết, vị trí công việc này rất phổ biến hiện nay. Hãy tìm hiểu cụ thể cộng tác viên sẽ làm gì và những lợi ích mà công việc này mang lại ra sao nhé!

Cộng tác viên là gì?

Cộng tác viên (CTV) là gì chính là thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu đọc bảng tin tuyển dụng. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc tự do, không trực thuộc một công ty, doanh nghiệp hay một hệ thống tổ chức nào. Họ không bị gò bó về thời gian, không gian và môi trường làm việc. Vì thế họ có thể cộng tác với nhiều doanh nghiệp cùng một lúc miễn sao đảm bảo được lượng KPI được yêu cầu.

Thông thường thì các người cộng tác viên sẽ được nhà tuyển dụng hướng dẫn cụ thể và giao cho khối lượng công việc cần đảm trách. Dựa theo tính chất công việc và trình độ chuyên môn của mỗi người, mà mỗi một người cộng tác viên sẽ đảm nhận công việc khác nhau. Đa số những người này đều làm việc độc lập, ít ảnh hưởng đến nhau, chung quy vẫn đảm bảo hoàn thành công việc được giao. Trong một số tình huống thì một số cộng tác viên sẽ lập thành một nhóm để cùng thực hiện một dự án được giao.

Những thuận lợi mà người cộng tác viên thu về

  1. Tăng thu nhập cá nhân

Có thể đây là quyền lợi dễ nhận thấy và là mục tiêu ban đầu của rất nhiều cộng tác viên khi chập chững vào con đường này. Đối với những người đã có công việc ổn định thì cộng tác viên được xem là công việc “tay trái” để tăng thêm nguồn thu nhập hàng tháng. Riêng với những ai chưa có kinh nghiệm và chưa ổn định cuộc sống như sinh viên thì việc làm bên ngoài sẽ giúp họ đỡ gánh nặng về tài chính và sinh hoạt thoải mái hơn.

  • Cơ hội để phát triển bản thân

Khi tham gia vào bất cứ công việc nào, bạn cũng tích lũy cho mình những kinh nghiệm và có vô vàn cơ hội để phát triển bản thân. Bằng sự năng động, sáng tạo khi làm việc, bạn sẽ cải thiện và nâng cấp khả năng làm việc của mình. Đây là một cơ hội giúp các bạn trẻ có nhiều cơ hội sau khi ra trường. Khoảng thời gian này vô cùng bỡ ngỡ mà bạn cần tập thích nghi để “chiến đấu” với những thử thách phía trước.

  • Trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm

Dù đang là nhân viên chính thức hay cộng tác viên thì trong khi làm việc, bạn đều có cơ hội học hỏi thêm nhiều điều mới lạ cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết. Quá trình trải nghiệm này sẽ giúp cộng tác viên tích lũy được những điều nên và không nên làm trong công việc sau này.

  • Tìm hiểu được nhiều công việc mới

Có những người cộng tác viên đảm đương công việc khác với trình độ chuyên môn của bản thân. Nhưng đây được xem là thách thức và cả cơ hội giúp họ xem xét lại bản thân phù hợp với những công việc nào. Vì công việc này yêu cầu không quá gắt gao nên bạn sẽ dễ dàng ứng tuyển. Và khi ứng tuyển vào công việc hoàn toàn mới sẽ đem lại cảm giác hào hứng và nguồn năng lượng dồi dào khi bắt tay vào làm việc.

  • Tăng cơ hội làm việc trong tương lai

Ở một số doanh nghiệp, những cộng tác viên nào hoàn thành tốt công việc và có thái độ tốt sẽ được nhận làm nhân viên chính thức sau một thời gian cộng tác. Hơn nữa, nếu bạn chăm chỉ và chuyên tâm trau dồi bản thân thì bạn sẽ có nhiều cơ hội để làm việc trong tương lai và kết nối thêm nhiều mối quan hệ. Từ đó con đường tiến thân vào các doanh nghiệp lớn sẽ dễ dàng và rộng mở hơn.

Đến đây thì bạn đã hiểu cộng tác viên là gì rồi đúng chưa nào? Hãy xem cộng tác viên như một công việc chính thức, nhờ đó bạn sẽ có thái độ nghiêm túc và cố gắng trong công việc. Bạn nên tìm công việc phù hợp với trình độ của bản thân để tránh áp lực xảy ra nhé!

Operation Manager là gì? Những tố chất cần có của một Operation Manager

Trong công việc thường ngày, chắc chắn chúng ta sẽ phải tiếp xúc qua nhiều vị trí để hỗ trợ công việc của mình. Và một trong số đó là vị trí Operation Manager, một vị trí giữ vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Như vậy, Operation Manager là gì, họ đảm nhận việc gì và những tố chất cần có ở đối tượng này như thế nào, bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Operation Manager là gì?

Operation Manager hay còn được biết đến với cái tên tiếng Việt là quản lý vận hành. Đây là người có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động vận hành của một doanh nghiệp. Chức vụ này có thể thăng chức lên Giám đốc vận hành trong tương lai nên không ngừng cố gắng và học hỏi. Người này có quyền quản lý cả một nhóm nhân sự, theo sát các chính sách của doanh nghiệp. Và cuối cùng là quản lý mọi cơ sở hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung, công việc này đòi hỏi tính cẩn thận, kỹ năng quản lý cả công việc và con người.

Người quản lý vận hành phải đảm nhận những công việc gì?

  1. Quản lý nhân sự

Như đã nói ở trên, người quản lý vận hành phải thực hiện rất nhiều công việc trong doanh nghiệp. Và công việc đầu tiên chính là họ phải chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo kỹ năng, quản lý lương thưởng, giấy tờ, hợp đồng lao động, chế độ phúc lợi cho nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, họ còn phải có trách nhiệm theo dõi bộ máy hoạt động trong phạm vi nội bộ của công ty. Từ đó xây dựng lên một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Nếu như có một vấn đề nào đó phát sinh, người trưởng phòng này sẽ điều chỉnh lại hoặc thay đổi sao cho bộ máy vận hành được diễn ra một cách tốt nhất. Tóm lại, công việc của một Operation Management là phải chịu trách nhiệm và tầm nhìn bao quát công việc của toàn bộ nhân viên trong một tổ chức hay doanh nghiệp đó.

  • Quản lý hàng tồn kho và những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng

Công việc kế tiếp mà người trưởng phòng vận hành phải đảm nhiệm chính là theo dõi, đảm bảo nguồn cung ứng trong công ty luôn được vận hành một cách ổn định với giá cả hợp lý nhất. Ngoài ra, họ còn phải kiểm soát số lượng hàng tồn kho và bắt đầu lên phương hướng giải quyết cách để bán số lượng hàng tồn ấy đi nhanh nhất. Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà ‘người quản lý vận hành sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến chuỗi cung ứng khác nhau.

  • Quản lý ngân sách, tài chính

Bên cạnh những công việc vừa kể bên trên thì người quản lý vận hành còn là người lên kế hoạch tài chính, báo cáo dự đoán ngân sách theo từng quý, từng năm. Sau đó sẽ tối ưu mức chi phí, khắc phục các vấn đề liên quan về tài chính. Operation Management cũng có trách nhiệm theo sát nguồn tiền của công ty, các khoản thu chi và lên kế hoạch sao cho khoản tiền này được thực hiện đúng theo mục đích hợp lý và tiết kiệm nhất.

  • Quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp

Thêm một công việc mà Operation Management phải đảm nhận, đó chính là quản lý các hoạt động đã, đang và sắp diễn ra trong doanh nghiệp. Sau đó sẽ đưa ra đánh giá về các chiến lược, các hoạt động sản xuất, quảng cáo marketing, cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Người quản lý vận hành nếu được làm việc trong một doanh nghiệp lớn sẽ có thể chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Ví dụ như nếu được phân công chuyên phát triển sản phẩm thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất, giám sát và điều tiết để quá trình này được diễn ra thành công.

Những tố chất cần có của một người quản lý vận hành

Bên cạnh bằng cấp và kinh nghiệm thì việc trang bị những kỹ năng cần thiết sẽ giúp cho một người quản lý vận hành ngày một thành công trong công việc:

  1. Kỹ năng giao tiếp

Đây là vị trí cần phải tiếp xúc trực tiếp với các quản lý cấp cao, và bộ phận nhân sự các phòng ban khác, thậm chí là cả các doanh nghiệp đối tác và khách hàng. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp là điều căn bản mà một người quản lý cần phải trau dồi.

  • Khả năng tương tác

Vì Operation Manager là một chuyên gia quản lý chính về nhân sự nên họ cần phải có kỹ năng tương tác với tất cả các nhân sự trong doanh nghiệp. Đây là vị trí cần tạo được động lực cho nhân sự, truyền cảm hứng và giúp nhân viên phát triển hơn, chuyên nghiệp hơn với vị trí đang đảm nhận.

  • Kỹ năng lãnh đạo

Không thể thiếu kỹ năng lãnh đạo đối với vị trí Trưởng phòng Vận hành. Một Operation Manager luôn cần quản lý các nhân sự khác trong công ty thật chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm giám sát tổng thể và xử lý tất cả mọi xung đột một cách thông minh nhất

  • Quản lý tài chính

Operation Manager cần sử dụng được các công cụ quản lý tài chính, nhằm lập kế hoạch ngân sách, chi tiêu sao cho phù hợp với mức doanh thu của doanh nghiệp. Trong bất kỳ trường hợp nào, Trưởng phòng Vận hành cũng đều cần giữ một bộ óc nhanh nhạy giải quyết được các vấn đề phát sinh trong tài chính.

Những thông tin bên trên đã trả lời cho câu hỏi Operation Manager là gì. Đây là một người không chỉ quản lý quá trình vận hành các hoạt động của công ty mà còn có cả bộ phận nhân sự. Một doanh nghiệp sẽ không thể nào hoạt động và diễn ra các dự án suôn sẻ nếu vắng đi vị trí này.

Trình độ chuyên môn là gì? Một số lưu ý khi điền thông tin về trình độ vào hồ sơ

Trong các văn bản hành chính, các bản sơ yếu lý lịch hoặc trong các hồ sơ xin việc làm, chúng ta thường bắt gặp cụm từ “trình độ chuyên môn”. Đôi khi chúng ta chỉ điền vào những thông tin có sẵn này mà không có cơ hội tìm hiểu khái niệm trình độ chuyên môn là gì, và một số thông tin liên quan khác. Hãy xem phần thông tin dưới đây để hiểu hơn bạn nhé!

Trình độ chuyên môn là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu, chúng ta phải hiểu rõ khái niệm trình độ chuyên môn. Đây là thuật ngữ để chỉ khả năng, năng lực của con người có thể chuyên về một lĩnh vực nào đó. Trình độ chuyên môn được chia thành tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp…

Đối với bất kỳ một vị trí nào yêu cầu có trình độ chuyên môn về bất kỳ một ngành nghề nào đó thì điều kiện này sẽ cũng cực kỳ khắt khe.

Ví dụ như đối với các ngành nghề quan trọng và có tầm ảnh hưởng như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, luật sư,… Đây đều là top ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên ngành rất gắt gao vì vậy để ứng tuyển được vào vị trí đó bạn cần phải được đào tạo về trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành.

Danh mục trình độ chuyên môn hiện nay

Trình độ chuyên môn sơ cấp

Đây là cấp độ dành cho các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật. Bạn sẽ vừa được học lý thuyết và song song cả thực hành. Điều này giúp bạn nhanh chóng tích lũy thêm các kiến thức và một số kỹ năng về nghề nghiệp cơ bản. Thời gian học của cấp bậc này tương đối ngắn, thường dao động từ 3 tháng – 6 tháng.

Trình độ chuyên môn trung cấp

Chương trình đào tạo này phù hợp với những bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc Trung học cơ sở. Đối với mỗi cấp học sẽ có thời gian trau dồi khác nhau. Thời gian học đối với các bạn tốt nghiệp trung học phổ thông là 2 năm và tốt nghiệp trung học cơ sở là 4 năm.

Trình độ chuyên môn cao đẳng

Trong chương trình này, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức rộng về một chuyên ngành cụ thể mà bạn chọn. Sau khi tốt nghiệp, bạn có khả năng tham gia vào quá trình thực hành để giải quyết các vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau. Nhờ đó, học viên thích ứng với sự thay của môi trường, có kỹ năng giám sát, quản lý cơ bản.

Trình độ chuyên môn đại học

Chương trình đại học có đóng góp quan trọng giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có khả năng giải quyết các vấn đề có độ phức tạp cao. Tùy theo chuyên ngành mà thời gian học Đại học ở mỗi chuyên ngành sẽ khác nhau, phổ biến nhất là 4 năm.

Trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ

Đây là chương trình dành cho những ai đã tốt nghiệp đại học.

Những người tốt nghiệp đại học mới có thể theo học chương trình này. Những người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ có khả áp dụng các kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đưa ra định hướng phát triển trong tương lai.

Một số lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ

Để được nhà tuyển dụng đánh giá cao, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Nếu bạn muốn điền trình độ chuyên môn vào hồ sơ xin việc, bạn cần phải nghiên cứu kỹ vị trí công việc mà doanh nghiệp đó đăng tin tuyển. Đây là một việc làm cần thiết và đóng vai trò quan trọng khi bạn muốn tham gia ứng tuyển xin việc. Chỉ khi tìm hiểu kỹ càng về vị trí mà mình ứng tuyển bạn sẽ đưa ra được những trình độ chuyên môn phù hợp để tạo ấn tượng cũng như thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn hồ sơ của bạn. Để biết được điều này, bạn có thể tìm hiểu qua các kênh thông tin khác nhau như truy cập vào trang website, trang mạng xã hội chính thức của công ty. Nhờ vào các nguồn thông tin về vị trí tuyển dụng này bạn sẽ trình bày chuyên môn của mình chất lượng hơn.
  • Ngoài ra, để nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn so với những ứng viên khác, thì bạn cần trình bày một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm để thể hiện đúng nội dung, không lan man sai chủ đề. Đơn xin việc đòi hỏi văn phong, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo chứa đầy đủ thông tin. Trong đó, nội dung phần trình độ chuyên môn là rất quan trọng nên bạn cần tránh sai sót phần này nhất có thể.
  • Vì thông tin về trình độ chuyên môn trong đơn xin việc phải ngắn gọn nên việc đưa ra thông tin về bằng cấp chuyên ngành một cách phù hợp sẽ giúp nhà tuyển dụng tập trung và đánh giá phong cách trình bày của bạn. Ví dụ như khi bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên ngân hàng thì ở phần trình độ chuyên môn, bạn nên đề cập đến những yêu cầu liên quan mà bạn đã được trau dồi học tập. Nếu bạn tốt nghiệp từ trường liên quan đến tài chính thì đây sẽ là một điểm cộng dành cho bạn. Theo đó là những chứng chỉ về nghề nghiệp mà bạn đang có. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã đặt hết tâm huyết và thật sự phù hợp với vị trí này.
  • Thêm một lưu ý tiếp theo là ở mỗi công việc sẽ yêu cầu trình độ chuyên môn khác nhau. Do đó, để thể hiện bạn đặt cái tâm vào vị trí này, bạn hãy tránh rập khuôn tất cả các tấm đơn xin việc của mình. Vì vậy, hãy thật lưu ý điều này để quá trình xin việc của bạn diễn ra suôn sẻ và như ý muốn hơn.

Thông qua những thông tin về khái niệm trình độ chuyên môn là gì và một số lưu ý khi điền thông tin này vào hồ sơ xin việc, bạn đã tích lũy được kinh nghiệm bổ ích này chưa nào? Bên cạnh trình độ chuyên môn, bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố khác để bản CV của bạn hoàn thiện và nổi bật hơn. Chúc bạn thành công!