Làm gì khi thất nghiệp để phát triển bản thân một cách hiệu quả?

Thất nghiệp là một điều mà bất kỳ ai cũng không muốn xảy ra trong cuộc sống nhưng chẳng may bạn rơi vào trường hợp này, bạn sẽ phải đặt ra một câu hỏi quen thuộc của rất nhiều người nhưng không ai muốn nói đó chính là “Làm gì khi thất nghiệp”

Nhiều người nghĩ thất nghiệp là một trong những thời điểm tồi tệ nhất của con người, đối với những ai có suy nghĩ tiêu cực thì hai từ “thất nghiệp” giống như một sự kết thúc thật sự. Còn với số đông còn lại thì cho rằng, thất nghiệp là một cơ hội mới để bắt đầu một công việc mới tốt hơn một công việc cũ rất nhiều lần, nói cách khác thất nghiệp chính là cánh cửa để bạn có thể bắt đầu lại những giấc mơ hoài bão còn dang dở của mình có thể hoàn thiện tốt hơn lúc trước.

Vậy theo bạn chúng ta nên làm gì khi thất nghiệp? Câu trả lời chính xác nhất đó chính tìm cách tận dụng thời gian và học hỏi để phát triển năng lực bản thân. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý về các dự định sẽ thực hiện trong thời gian thất nghiệp của mình như thế nào là hiệu quả nhất.

1. Hãy đọc sách nhiều hơn

Trong quá trình làm việc bạn không chắc chắn sẽ không có thời gian để đọc những quyển sách mình thích hay những quyển sách huấn luyện kỹ năng, vì áp lực công việc sẽ khiến bạn không có thời gian tập trung vào việc đọc sách. Thay vì dành khoảng thời gian thất nghiệp để than thở thì hãy dùng nó vào những việc hữu ích như đọc sách. Đọc càng nhiều sách sẽ khiến kiến thức cuộc sống của bạn ngày một nâng cao, những giá trị từ việc đọc sách nhiều vô số kể, ngoài việc cho bạn kiến thức, sách còn cho bạn tầm nhìn và suy nghĩ đúng đắn trưởng thành hơn rất nhiều.

2. Luyện tập thể thao

Mỗi ngày đi làm bạn phải trải qua 8 tiếng ngồi làm việc trong môi trường công sở chính vì vậy sức khỏe chắc chắn sẽ không được đảm bảo. Do đó, hãy tận dụng khoảng thời gian rãnh rổi này để luyện tập thể thao như chạy bộ, bơi lội hay chơi cờ luyện tập trí não sẽ giúp cơ thể của bạn ngày một tốt hơn. Ngoài ra, việc luyện tập thể thao cũng là một cơ hội tốt để bạn giao tiếp với mọi người trong nhiều môi trường khác nhau, qua đó bạn có thể tận dụng những mối quan hệ đó để học hỏi cho mình những kiến thức xã hội và tìm thêm những công việc từ bạn bè xung quanh giới thiệu.

3. Tham gia những khóa học nâng cao

Hãy bỏ qua vấn đề vì sao bạn lại rơi vào tình trạng thất nghiệp như hiện tại, mà thay vào đó là hãy đặt câu hỏi “Tại sao mình lại không tìm kiếm một công việc mới tốt hơn?”Nếu vậy, bạn phải nỗ lực hơn rất nhiều để giành lấy chiếc vé trúng tuyển vào một công ty mà mình mong ước.

Học tập và không ngừng nâng cao kiến thức chính là cách nhanh chóng giúp bạn đạt được ước mơ và mục tiêu mà bản thân đặt ra. Lời khuyên chân thành dành cho bạn đó chính là tìm kiếm một khóa học online tại nhà hay đến một trung tâm nào đó để đăng ký một khóa học quản trị, hay tiếng anh giao tiếp chẳng hạn. Đừng ngồi đó buồn bã vì những điều đã xảy ra với bản thân trong quá khứ, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu một công việc mới với hành trang kiến thức vững vàng hơn rất nhiều.

4. Giao lưu kết nối với bạn bè

Những mối quan hệ xung quanh ngay lúc này sẽ là một trong những điều mà bạn sẽ cần sử dụng đến. Bạn có thể dành một khoàng thời gian nào đó để gặp gỡ những người bạn mới hay những người bạn cũ bấy lâu nay chưa gặp. Ngoài mục đích giao lưu là chính thì bạn hãy khéo léo nói về vấn đề hiện tại của mình một cách khéo léo, biết đâu trong số những người bạn đó, sẽ có người mang đến cho bạn những cơ hội làm việc tuyệt vời.

5. Chăm sóc bản thân

Khi đã dành quá nhiều thời gian tập trung cho công việc lúc trước khiến bạn không có thời gian chăm sóc chu đáo cho bản thân, thì thời điểm này có lẽ bạn nên dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Đơn giản chỉ cần làm những gì mình thích, tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của bạn mong muốn. Nếu có nhiều thời gian bạn có thể cùng gia đình đi du lịch hay trồng hoa, học đàn và viết blog chẳng hạn. Những công việc đó sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn và giúp bạn lên dây cót tinh thần cho những dự định sắp tới thành công tốt đẹp.

6. Tìm kiếm công việc mới

Sau khi lấy lại tinh thần phấn khởi cho bản thân, bạn nên bắt tay vào việc chỉnh lại CV cá nhân và tiến hành khảo sát các công việc liên quan mà bạn đang có dự định ứng tuyển. Hãy lựa chọn cho mình một vị trí đúng với sở thích và năng lực bản thân, và bắt đầu lại từ đâu với những dự định to lớn hơn trước.

Mong rằng, với những gợi ý nho nhỏ của chúng tôi trong bài viết này đã phần nào giúp bạn hoạch định cho mình những kế hoạch hữu ích nhằm trả lời cho câu hỏi “làm gì khi thất nghiệp?” một cách trọn vẹn nhất. Chúc bạn thành công!

 

Cách quản lý công việc hiệu quả chỉ với 7 bước cơ bản

Một trong những nguyên nhân chính khiến cuộc sống của những con người hiện đại dần rơi vào tình trạng bế tắc và khủng hoảng tinh thần, phần lớn là do không biết cách quản lý công việc hiệu quả. Vậy theo bạn làm thế nào để có cách sắp xếp và quản lý công việc của bản thân hằng ngày một hợp lý nhất?

Đây là một câu hỏi không khó để trả lời nhưng lại khó ở khâu thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả cao như mong muốn. Rất nhiều người luôn nghĩ đến vấn đề phải quản lý công việc của bản thân, tuy nhiên khi bắt đầu vào giai đoạn thực hiện phần lớn mọi người đều cảm thấy khó khăn hơn so với những dự định ban đầu vạch ra. Nắm bắt được những vấn đề đó của nhiều người, trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê 7 bước cơ bản để hỗ trợ bạn trong cách quản lý công việc hiệu quả nhất.

1. Xác định mục tiêu công việc rõ ràng

Mục tiêu chính là kim chỉ nam giúp chúng ta có những hướng đi cụ thể và đúng đắn hơn trong quá trình làm việc. Hay nói cách khác thì kim chỉ nam chính là mục tiêu và động lực thúc đẩy con người làm việc hăng say hơn. Chính vì thế, trước khi bắt đầu thực hiện cách quản lý công việc của mình, bạn nên dành thời gian để xác định rõ mục tiêu mà mình muốn hướng đến trong công việc là gì? Điều đó sẽ giúp bạn biết được mình cần làm gì và nên bắt đầu từ đâu?

2. Phân loại công việc

Thông thường, chúng ta thường bỏ qua công đoạn phân loại này mà bắt tay ngay vào làm việc với suy nghĩ làm càng nhanh càng tiết kiệm thời gian thì càng tốt, dành thời gian để phân loại công việc sẽ chỉ làm chúng ta rối não hơn mà thôi. Chính vì vậy, quá trình làm việc của bạn luôn gặp phải những khó khăn nhất định, bởi vì bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết việc nào nên làm trước và việc nào nên thực hiện sau.

Lời khuyên dành cho bạn chính là nên có một bảng phân loại công việc mỗi ngày trước khi bắt đầu làm việc. Trong bảng phân loại đó, bạn nên viết ra những việc nào cần hoàn thành ngày hôm nay, và những việc cần phải hoàn thành trong tuần này, trong tháng cụ thể. Bạn nên ưu tiên những công việc mang tính cấp bách để giải quyết trước và dành thời gian sau đó để nghiên cứu những dự án, kế hoạch tiếp theo.

 3. Lập kế hoạch cụ thể

Sau bước phân loại công việc hoàn chỉnh, bạn nên bắt tay vào khâu lập kế hoạch chi tiết. Bảng kế hoạch chi tiết này, sẽ liệt kê những vấn đề cụ thể theo nhiều góc độ khác nhau để thực hiện cho mục tiêu chính được diễn ra thành công. Công đoạn lập kế hoạch vô cùng cần thiết để bạn tìm ra những phương pháp cách làm tối ưu nhất, hạn chế được những tổn thất và thiệt hại không cần thiết trong quá trình làm việc.

4. Đặt ra một deadline

Đừng nghĩ deadline là một áp lực như nhiều người nói, hãy nghĩ đơn giản deadline chính là một kỳ hạn nhất định tạo động lực cho bạn làm việc đúng tiến độ hơn. Có một deadline cụ thể bạn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc được giao một cách tốt hơn, với năng suất làm việc cao nhất. Bên cạnh đó, deadline còn khiến bạn tập trung hơn vào công việc không lề mề cũng như dành thời gian bận tâm vào những vấn đề không liên quan khác.

  1. Nhắc nhở khi cần thiết

Trong chúng ta, chắc chắn không một ai muốn bị nhắc nhở thường xuyên khi làm điều gì đó không tốt. Tuy nhiên, đặt vào những trường hợp nhất định bạn cần phải hoàn thành công việc đúng tiến độ, bạn có thể nhờ một ai đó nhắc nhở bạn khi cần thiết. Một cách làm chủ động hơn nữa, bạn có thể nhờ đến các thiết bị công nghệ để hỗ trợ bạn vấn đề này.

6. Hãy nghĩ ngơi một cách đúng lúc

Dành quá nhiều thời gian tập trung cho công việc không phải là một điều tốt, bạn sẽ dễ bị áp lực và mệt mỏi trí não. Bạn nên dành thời gian làm việc hợp lý kèm theo đó là có một khoảng thời gian để chăm sóc cho bản thân được tốt hơn. Tham gia vào các trò chơi cộng đồng hay đọc sách và ăn uống điều độ sẽ giúp có một sức khỏe tốt để hoàn thành công việc một cách chất lượng nhất.

7. Đánh giá lại tiến độ công việc

Đây là yếu tố rất quan trọng để bạn có thể hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Phần đánh giá này sẽ giúp bạn biết được mình đã hoàn thành được bao nhiêu việc cũng như những điều chưa thực hiện được trong khoảng thời gian vừa qua. Từ đó bạn sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cũng như biết được những hạn chế của mình nằm ở đâu để tìm phương pháp cải thiện đúng lúc.

Tóm lại, có rất nhiều cách quản lý công việc hiệu quả khác nhau mà bạn cần phải học hỏi và vận dụng vào cách làm việc của mình. Hy vọng rằng với 7 bước làm cơ bản mà chúng tôi đã giới thiệu trong bài viết này, bạn đã có được những kiến thức hữu ích giúp ích cho vấn đề quản lý công việc của bạn một cách thiết thực nhất

 

Cách ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp bạn cần nên ghi nhớ

Giao tiếp là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta, tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có được khả năng giao tiếp tốt. Đặc biệt, khi tiếp xúc với những môi trường khác nhau, chúng ta đòi hỏi phải có cách ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp để tránh những trường hợp hiểu lầm gây ảnh hưởng đến công việc.

Tục ngữ có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ngụ ý khuyên nhủ con người mỗi khi giao tiếp cần phải biết suy nghĩ, khôn khéo lựa chọn những lời hay ý đẹp mà nói với nhau, tránh vì một phút nóng giận mà buôn những lời lẽ không tốt đến người khác. Trong cuộc sống, sẽ có đủ mọi cung bậc cảm xúc, cũng như vô vàn tình huống xảy ra mà chúng ta không thể biết trước, chính vì vậy bạn luôn phải học cách ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp để trở nên tự tin hơn và làm chủ cuộc sống chính mình.

Tùy vào môi trường và tình huống khác nhau mà bạn sẽ có những cách ứng xử phù hợp nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số quy tắc giao tiếp mà bạn cần biết để ứng xử một cách thông minh nhất.

1. Nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát

Mỗi người đều có những cách đánh giá khác nhau về cuộc sống, và với cả những người mà họ tiếp xúc, chắc chắn bạn cũng như thế. Con người đều đánh giá người khác dựa vào những gì mà họ suy nghĩ là đúng. Trong hoàn cảnh bạn bị rơi vào thế ở giữa khi phải lắng nghe quá nhiều những ý khiến nhận xét khác nhau về ai đó, bạn nên nhớ rằng đừng vội vàng đứng về một phía bỏ qua những đánh giá cụ thể về vấn đề để đánh giá sai về một ai đó. Có 3 bước để bạn có thể đánh giá vấn đề một cách tổng quát đó chính là:

– Thứ nhất: Luôn học cách chấp nhận vấn đề tồi tệ nhất sẽ xảy ra.

– Thứ hai: Lắng nghe và phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng người, đừng vội vàng nghe theo những gì người khác nhận xét.

– Thứ ba: tin vào những gì mình nghĩ nhưng hãy khôn khéo để hợp tác với những người có những điểm mạnh mà bạn cần, đồng thời không nên đánh đồng quan điểm với những người khác, đứng trên vị trí trung lập để xây dựng mối quan hệ thân thiết với cả hai bên.

2. Nói cảm ơn đúng lúc nhưng đừng nói xin lỗi quá nhiều

Cảm ơn và xin lỗi là những từ mà chúng ta thường xuyên phải nói trong cuộc sống, tuy nhiên người biết giao tiếp một cách khôn khéo sẽ biết nói lời cảm ơn đúng lúc, đúng thời điểm. Một lời khuyên hữu ích cho bạn đó chính là khi nói cảm ơn một cách đầy đủ “Tôi xin cảm ơn” sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chỉ nói bằng hai từ cảm ơn thông thường.

Đối với từ xin lỗi cũng giống như cảm ơn, chúng ta nên biết nói xin lỗi đúng lúc và đúng hoàn cảnh. Không phải bất kỳ vấn đề nào bạn cũng nên nói hai từ “xin lỗi”, bởi vì một khi từ xin lỗi được sử dụng quá nhiều trong giao tiếp, về lâu dài người khác sẽ đánh giá bạn là một kẻ luôn phạm lỗi và làm việc gì cũng không tốt. Lời xin lỗi không đúng lúc cũng sẽ khiến bạn có mặc cảm tâm lý với bản thân rằng mình là một người không tài giỏi, hạn chế khả năng thăng tiến và phát triển của bạn trong sự nghiệp.

3. Học cách nói không đúng lúc

Có quá nhiều áp lực cuộc sống đến với bạn trong thời điểm hiện tại, nói “không” là cách để bạn giảm đi áp lực của cuộc sống và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, đồng thời khẳng định giá trị của bạn với mọi người. Những người thông minh luôn biết nói không khi cần thiết, đây là điều mà tất cả chúng ta nên cố gắng để thực hiện, nếu không muốn tạo ra nhiều hơn những áp lực cho cuộc sống.

Không phải việc gì người khác nhờ vả không nằm trong yêu cầu công việc thì bạn hoàn toàn có thể từ chối một cách thẳng thắn. Chúng ta sẽ không thể nào cảm thấy thoải mái nếu làm những việc mà người khác nhờ vả hay bản thân thật sự không thích làm. Do đó, nói “không” vào những thời điểm đúng lúc sẽ giúp người khác nhận ra rằng bạn không phỉa là một người chỉ biết làm những việc mà người khác nhờ vả.

4. Luôn biết giữ bí mật

Khi ai đó quyết định nói ra những điều mà họ suy nghĩ và cất dấu trong lòng để chia sẻ với bạn, điều đó chứng tỏ rằng bạn là một người rất đáng tin cậy. Vì thế, bạn nên nhắc nhở mình rằng hãy nê tôn trọng bí mật đó của họ và chắc chắn đừng nên nói cho người thứ 3 biết. Đó là cách cư xử thông minh trong môi trường công sở hay cuộc sống, vì chắc rằng bạn cũng không muốn bản thân trở thành kẻ tọc mạch phải không nào?

Còn rất nhiều những quy tắc khác để hướng dẫn bạn cách ứng xử khôn ngoan trong cuộc sống, tuy nhiên điều quan trọng mà đầu tiên bạn cần phải thực hiện được trước khi trở thành một người có cách ứng xử và giao tiếp thông minh, tinh tế đó chính là rèn luyện tư duy và năng lực tốt hơn từng ngày. Vì khi đã có được một tư duy đúng đắn + năng lực thật sự bạn sẽ biết cách ứng phó với mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống này.

TP.Hồ Chí Minh tình hình tìm việc làm năm nay

TP.HCMinh Không Ngừng Tìm Kiếm Chính Sách Giải Quyết Toàn Diện Tình Trạng Mất Căng Bằng Cung – Cầu Nguồn Lao Động

TP.Hồ Chí Minh luôn là một trong những “thiên đường” đối với những ai có nhu cầu tìm việc làm và phát triển sự nghiệp của mình. Hàng ngày, thị trường việc làm TP. Hồ Chí Minh đều chào đón một lượng lớn nguồn nhân lực từ khắp nơi đổ về. Tuy nhiên, những năm gần đây vì sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ đã khiến cho sự căng bằng cung – cầu nguồn nhân lực tại đây có sự biến chuyển mạnh. Cụ thể, nguồn cung nhân lực tại thị trường này được dự đoán sẽ không ngừng gia tăng, trong khi đó, lượng cầu nhân lực lại có khuynh hướng giảm. Điều này sẽ gây ra môt số tác động không hề nhỏ lên chính quyền địa phương các cấp trong công cuộc tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề mất cân bằng cung – cầu lao động.

Chúng tôi gợi ý đến bạn hai website tuyển dụng việc làm tại Sài Gòn, giúp bạn dễ dàng hơn trong khi tìm việc làm

Careerlink.vn là website không thể bỏ qua khi tìm việc làm tại TPHCM . Careerlink được thành lập từ năm 2006 trải qua hơn 12 năm hoạt động được các ứng viên và nhà tuyển dụng tin tưởng sử dụng khi kiếm việc.

Fanpage Việc làm TPHCM là một fanpage thường xuyên chia sẻ công việc làm tại TPHCM. Fanpage được nhiều bạn trẻ sử dụng facebook truy cập và theo dõi để cập nhật được những việc làm đang cần tuyển dụng với thông tin khá chi tiết cụ thể.

Chúng ta cần làm những gì để có thể tháo gỡ những nút thắt này? 

Để có thể tháo gỡ được nút thắt trong vấn đề cung – cầu lao động tại thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh, trước hết chúng ta cần biết được những căn nguyên tạo ra các nút thắt này.

Và vấn đề ở đây chính là khoảng cách và sự khác biệt trong các chương trình đạo tạo nguồn nhân lực so với nhu cầu sản xuất thực tế. Từ đó không thể đáp ứng được kỳ vọng từ các công ty, doanh nghiệp trong quá trình tuyển tìm kiếm nhân lực.

Như vậy “nút thắt”  ở đây đã được làm rõ chính là làm thế nào để công tác đào tạo theo kịp yêu cầu sản xuất, phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp. Theo nhận định, giải pháp quan trọng nhất hiện tại là cần hoàn thiện chính sách về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong bối cảnh hội nhập.

Theo đó, nút thắt này mang đến một vấn đề mang tính đổi mới tư duy hơn trong công tác đào tạo nguồn lao động nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và thị trường cung – cầu lao động, tránh lãng phí nguồn lao động và gia tăng tình trạng thất nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, các trung tâm và trường đào tạo nhân lực cần lên kế hoạch đào tạo trước mắt cũng như lâu dài thông qua các số liệu dự báo nhân lực cũng như những quy trình, tiêu chuẩn tuyển dụng chính xác, qua đó có thể dần rút ngắn được khoảng cách giữa nhu cầu đào tạo nhân lực và sản xuất thực tế.

Ở đây, Nhà nước ta và chính quyền các cấp đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một công cụ đo lường hiệu quả để có thể thực hiện yêu cầu dự báo chính xác nguồn lao động. Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia cùng các trường, trung tâm nhiều hơn. Nếu doanh nghiệp thấy rõ được quyền lợi và tham gia nhiều hơn vào quá trình đào tạo, chắc chắn chất lượng đào tạo nhân lực sẽ chuyển biến tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, để thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, người dân về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan chức năng cần thực hiện một cách mạnh mẽ, liên tục công tác truyền thông về việc làm, quản lý lao động, bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thêm vào đó, để nguồn nhân lực đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu cần thiết phải có sự tác động qua lại giữa nhà trường và doanh nghiệp. Cụ thể, quan hệ giữa doanh nghiệp với các trường đào tạo cần có sự liên kết chặt chẽ, qua đó giúp nhà trường hoàn thiện hơn về chương trình giảng dạy, trang thiết bị hiện đại, tạo ra kết quả tốt hơn cho việc đào tạo nguồn nhân lực.
Về lâu dài, cần đẩy mạnh hợp tác đồng bộ những hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực hành gắn kết nhu cầu sử dụng lao động; kết nối cổng thông tin hướng nghiệp, việc làm thành phố với các tỉnh, thành, khu vực và quốc gia; qua đó, cần có sự khảo sát thêm về nhu cầu tìm việc làm trong thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh của sinh viên và nhu cầu thị trường lao động về xu hướng việc làm, học nghề. Hướng dẫn, chính quyền các cấp cần hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định chiến lược tuyển dụng, sử dụng nhân lực ngắn hạn hoặc dài hạn.

Câu hỏi phỏng vấn phổ biến dành cho các nhà phân tích đầu tư tài chính

Các nhà phân tích đầu tư tài chính phân tích có thể hợp tác làm việc cùng các chuỗi hệ thống ngân hàng lớn, cũng như một số doanh nghiệp tài chính khác trên cả nước. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cho vị trí công việc này là rất mạnh mẽ trên thị trường việc làm TP. Hồ Chí Minh hiện nay.

Do đó, để tìm việc làm với một cuộc phỏng vấn thành công ở vị trí này có thể được xem là một thành tựu đáng kể trong sự nghiệp của chính bạn. Vì vậy, để có được một cuộc phỏng vấn tìm việc làm một cách hoàn hảo, hãy tham khảo một số câu hỏi phổ biến sau đây:

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Đây là một câu hỏi cơ bản mà bạn thường gặp trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Một biến thể khác của câu hỏi này mà bạn cũng sẽ hay gặp trong buổi phỏng vấn xin việc làm TP. Hồ Chí Minh – đó là “Bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 5 năm tiếp theo?” Nó là một câu hỏi quan trọng đòi hỏi bất kỳ một nhà phân tích đầu tư tài chính nào cũng phải trả lời được, vì con đường sự nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực này là hầu như vô hạn, do đó, việc xác định được mục tiêu trong tương lai được xem là yếu tố lý tưởng nhất để một đơn vị doanh nghiệp xem xét niềm đam mê, cũng như tiềm năng làm việc của một ứng viên tìm việc làm.

Những thành tựu chính trong việc học mà bạn đã đạt được là gì?

Các công việc có liên quan đến đầu tư tài chính hiện nay rất được các sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây tìm kiếm, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường việc làm TP. Hồ Chí Minh.

Nếu kinh nghiệm làm việc của bạn bị giới hạn so với các ứng viên khác, hãy cố gắng hướng người phỏng vấn tập trung nhiều vào những thành tích cá nhân mà bạn đã đạt được. Khi nói về việc học của bản thân, mình hãy tránh xa bảng xếp hạng trường hoặc điểm trung bình năm học của bạn, nếu nó chưa thực sự ấn tượng, đồng thời thảo luận về những thành tích duy nhất giúp bạn tạo nên sự khác biệt so với các ứng viên khác, chẳng hạn như các chương trình thực tập ngắn hạn, chương trình tình nguyện, câu lạc bộ, v.v. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy kỹ năng mềm mà bạn đã tích lũy được qua khoảng thời gian học tập của bạn.

Bạn đã sẵn sàng đảm nhận một vị trí công việc chiếm khá nhiều thời gian của bạn hay chưa?

Một tuần làm việc 40 giờ đồng hồ vẫn là một điều rất là hiếm hoi đối với các nhà phân tích đầu tư, vì hầu hết các nhà phân tích phải làm việc liên tục để nắm bắt mọi xu hướng sắp tới của thị trường tài chính trong nước, cũng như trên thế giới. Người phỏng vấn thường đặt câu hỏi về việc bạn đã sẵn sàng làm việc với một thời gian biểu dày đặc hay chưa, do họ muốn đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ công việc này với sự làm việc một cách tích cực, năng động theo giờ làm việc linh động, nhằm mang lại thành công cho tổ chức, cũng như cho sự phát triển bản thân của bạn trong ngành.

Bí Kíp Nâng Cấp Kỹ Năng Giao Tiếp Chốn Công Sở

Bí Kíp Nâng Cấp Kỹ Năng Giao Tiếp Chốn Công Sở Cực Hiệu Quả Tại TP.HCMinh , Làm Thế Nào?

Ngày nay, kỹ năng giao tiếp bao giờ được săn đón tại hầu hết các doanh nghiệp hoặc công ty, đặc biệt là trong thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh.

Giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta xây dựng được các mối quan hệ tốt hơn, giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta giải quyết được công việc nhanh chóng hơn, và còn rất nhiều lợi ích mà kỹ năng giao tiếp có thể mang đến cho chúng ta. Nhưng không phải ai cũng giao tiếp hiệu quả? Cho dù các bạn có đang tìm việc làm hoặc các bạn đã đi làm thì việc cải thiện kỹ năng giao tiếp là không bao giờ “thừa thãi”. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng ta nên làm gì để có thể nâng cấp kỹ năng giao tiếp của mình.

Dưới đây là một số mẹo sẽ giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn:

Học hỏi. Một cách hay để cải thiện kỹ năng giao tiếp chính là học hỏi. Bạn có thể tham gia các lớp học về kỹ năng giao tiếp, tìm đọc sách, tạp chí hoặc học hỏi từ đồng nghiệp hoặc người thân xung quanh bạn. Nếu được, bạn có thể nhờ họ đanh giá về những mặt tích cực cũng như hạn chế của bạn, từ đó có một lộ trình điều chỉnh hiệu quả hơn.

Đơn giản hóa cuộc trò chuyện. Ngoài những cuộc họp quan trọng thì bạn nên sử dụng cách trò chuyện đơn giản và gần gũi hơn với mọi người. Việc này sẽ giúp bạn và cả người đối diện cảm thấy thoải mái hơn trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào.

Thử bắt chuyện với mọi người. Bạn có thể là người khởi đầu cho một cuộc trò chuyện mới, đó không nhất thiết phải liên quan đến công việc, đó có thể là một vấn đề trong cuộc sống hàng ngày chẳng hạn. Sự cởi mở của bạn có thể giúp bạn rút ngắn được khoảng cách với mọi người, đặc biệt là đối với những nhân viên mới trong công sở tại thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh.

Dành thời gian suy nghĩ trước khi trả lời. Việc dành thời gian suy nghĩ sẽ giúp bạn nắm bắt được câu hỏi tốt hơn và đưa ra những nhận định một cách hợp lý hơn, vì thế đừng quá vội vàng trong “lời ăn tiếng nói” của mình.

Học cách chủ động lắng nghe. Hãy chủ động lắng nghe ý kiến từ phía đối phương thay vì chờ đợi người khác lắng nghe bạn. Tiếp theo, bạn nên chắc chắn rằng, bạn có thể hiểu được ý mà đối phương muốn truyền đạt từ đó suy nghĩ về câu trả lời của bạn cho thật phù hợp. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể lặp lại điều bạn vừa được nghe để chắc chắn hơn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Đối với những ai đang có nhu cầu tìm việc làm trong thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh thì nên lưu tâm đến vấn đề này trong buổi phỏng vấn. Chúng ta đều không thể ngờ rằng ngôn ngữ cơ thể lại góp phần giúp câu chuyện trở nên hào hứng hơn. Hãy tưởng tượng, khi một bạn đang trò chuyện với một ai đó nhưng họ lại chỉ đứng như tượng và lắng nghe sẽ dễ khiến bạn muốn kết thúc nhanh chóng câu chuyện, đúng không nào? Chính vì thế hãy tạo ra sự tương tác bằng những hành động thay vì chỉ dùng lời nói.

Giữ việc giao tiếp bằng mắt. Giao tiếp bằng mắt được xem như cách bạn đang thể hiện sự tôn trọng người khác, rằng bạn đang thực sự chú tâm vào nội dung câu chuyện của họ chứ không hề lơ đễnh.

 

Các Bước Cực Đơn Giản Giúp Bạn Cải Thiện Nhanh Chóng Kỹ Năng Giao Tiếp

Các Bước Cực Đơn Giản Giúp Bạn Cải Thiện Nhanh Chóng Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Công Việc Tại TP.Hồ Chí Minh

Giao tiếp chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là giao tiếp trong chốn công sở tại thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh. Giao tiếp không phải là bạn chỉ cần truyền đạt thông tin là kết thúc trách nhiệm, mà nó còn được đánh giá bởi rất nhiều yếu tố khác. Đối với những ai có nhu cầu tìm việc làm đều hiểu rằng, kỹ năng giao tiếp luôn được săn đón hàng đầu đối với hầu hết các vị trí tuyển dụng ngày nay. Với các bạn đang có mong muốn phát triển trong thị trường việc làm TP.Hồ Chí Minh, thì cần phải nhanh chóng phát triển kỹ năng vàng này. Vậy giao tiếp thế nào là hiệu quả, là chuyên nghiệp? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn các cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhất.

Tránh cách trình bày vòng vo

Không một ai mong muốn lãng phí thời gian của mình vào những câu chuyện không cần thiết, vì thế, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể đi trực tiếp vào vấn đề. Hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn được truyền tải một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất.

Chủ động lắng nghe

Bạn muốn được người khác lắng nghe ý kiến của mình thì trước hết, bản thân bạn nên học cách chủ động trước. Trước khi bạn trả lời bất cứ câu hỏi nào, hãy đảm rằng bạn đã lắng nghe thật cẩn thận và hiểu được những gì mà người khác đang nói với bạn. Đừng nên quá dựa dẫm vào đối phương trong câu chuyện mà có liên quan đến cả hai phía.

Lặp lại nội dung mà bạn được truyền đạt

Đây là một mẹo khá hay để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn. Việc lặp lại giúp bạn đảm bảo rằng bạn đã nghe chính xác nội dung và hiểu đúng ý mà đối phương mong muốn truyền tải. Nếu cẩn thận, bạn có thể diễn giải từng ý một cách chi tiết hơn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Tại sao ngôn ngữ cơ thể luôn được đánh giá cao trong quá trình giao tiếp? Vì qua đó, người ta có thể đánh giá mức độ quan tâm của bạn dành cho câu chuyện hoặc đối với người đang trò chuyện với bạn, đối với các bạn đang tìm việc làm TP.Hồ Chí Minh thì nên đặc biệt lưu ý điều này. Bất kỳ một thái độ không hay nào cũng có thể nhanh chóng kết thúc cuộc đối thoại của hai người hoặc khiến người khác không còn hào hứng khi phải giao tiếp với bạn. Chính vì thế, dù bạn có yêu thích câu chuyện hay không, thì cũng nên giữ một thái độ tích cực nhất có thể.

Thể hiện sự tôn trọng

Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng mà ai cũng dễ dàng mắc phải. Khi một ai đó cần trò chuyện với bạn, hãy chỉ tập trung vào cuộc trò chuyện. Đừng một lúc thao tác quá nhiều công việc vừa nói chuyện với người khác, vì điều đó cũng được xem là một hành động thiếu tôn trọng người khác.

 Hiểu biết về đối tượng mà lựa chọn cách nói chuyện phù hợp

Đối với mỗi một đối tượng sẽ cần một cách giao tiếp khác nhau, ví dụ bạn không thể nói chuyện với cấp trên của mình giống như những đồng nghiệp bình thường khác, hoặc với khách hàng cũng vậy. Tùy vào mỗi người mỗi vị trí mà bạn có thể điều chỉnh lối trò chuyện phù hợp, tuy nhiên với bất kỳ một ai cũng vậy, đều giữ sự tôn trọng nhất định giành cho đối phương.

Sắp xếp, truyền đạt thông tin thông minh

Ngày nay, bạn thường xuyên phải truyền đạt thông tin bằng văn bản đến mọi người thay vì truyền miệng. Đây chính là lúc bạn cần có tư duy sắp xếp hợp lý những thông tin cần được gửi đi. Ví dụ sự hợp lý về văn phong (trang trọng hoặc bình thường), độ dài cho một email (Nên ngắn gọn hay trình bày trang trọng). Mặc dù, đây là một hình thức giao tiếp gián tiếp, nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự chuyên nghiệp của bạn trong mắt người khác.

Giữ một thái độ tích cực khi trò chuyện với người khác

Bất kể bạn đang căng thẳng như thế nào, hoặc đây là một cuộc trò chuyện mà bạn không hề mong đợi, thì cũng nên giữ một thái độ tích cực nhất có thể. Sự tôn trọng luôn phải được ưu tiên hàng đầu, và thái độ của bạn sẽ thể hiện rõ nhất điều đó.

 

5 điều không nên làm trong cuộc phỏng vấn việc làm tại TP. Hồ Chí Minh

Quá trình tìm việc làm có thể là khó khăn và tốn thời gian, và các cuộc phỏng vấn tìm việc làm được xem là yếu tố quan trọng và đầy căng thắng nhất. Bài viết hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với người lao động đang có nhu cầu tìm việc làm một số lỗi phổ biến trong quá trình phỏng vấn việc làm TP. Hồ Chí Minh hiện nay, nhằm giúp người lao động tránh được những hành vi bất cập không nhất thiết phải đưa vào buổi phỏng vấn.

 

Và sau đây, hãy cùng chúng tôi lướt qua một số lời khuyên dưới đây để tìm hiểu những gì bạn không nên làm trong và trước khi phỏng vấn xin việc làm TP. Hồ Chí Minh:

Hình thức bên ngoài không tươm tất và gọn gàng

Nhiều người nghĩ rằng điều này có vẻ không cần thiết để xếp vào danh sách các yếu tố cần lưu ý đối với quá trình tìm việc làm TP. Hồ Chí Minh, nhưng đó lại là một trong những phần quan trọng nhất của quá trình phỏng vấn. Quần áo, kiểu tóc không gọn gàng có thể cho thấy rằng bạn là người vô tổ chức, không đáng tin cậy, vô trách nhiệm và không đủ năng lực làm việc. Do đó, bạn cần phải có sự chuẩn bị cho vẻ ngoài của mình thật chỉnh chu trước khi tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp.

Không bật chế độ im lặng cho điện thoại di động

Đã bao nhiêu lần bạn ở đâu đó – ở các rạp chiếu phim, trong một lớp học, trong một buổi họp, và đột nhiên bạn nghe bài hát sôi động phát ra từ túi của ai đó, vậy liệu bạn có cảm thấy khó chịu hay không? Và câu trả lời là “Có”. Tương tự, trong buổi phỏng vấn xin việc của bạn, nếu chuông điện thoại của bạn bất chợt reo lên, liệu nhà tuyển dụng có hài lòng với điều đó? Điều mà bạn nghĩ là nhỏ bé có thể bộc lộ ra rất nhiều yếu tố tiêu cực ở bạn, chẳng hạn như: vô trách nhiệm, thờ ơ với mọi việc nhỏ nhặt và không đáng tin cậy. Tệ nhất đó là nó có thể cho thấy rằng bạn tham gia phỏng vấn không thực sự nghiêm túc và không quan tâm đến công việc.

Thiếu chuẩn bị về mặt tinh thần

Chuẩn bị tinh thần tốt sẽ tạo ra một sự khác biệt rất lớn cho bạn. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất là đảm bảo rằng bạn nghiên cứu thật cẩn thận thông tin về đơn vị doanh nghiệp và vị trí việc làm. Đồng thời, bạn nên nghiên cứu các câu hỏi phỏng vấn, ngay cả khi đây là cuộc phỏng vấn việc làm thứ “n” của bạn. Có một số trang web liệt kê các câu hỏi phỏng vấn việc làm phổ biến để bạn tham khảo. Hãy suy nghĩ về câu trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao bạn muốn công việc này? Bạn có thể đem lại giá trị nào cho doanh nghiệp trong tương lai? Kỹ năng mạnh nhất của bạn là gì? Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì? …

Không chuẩn bị hồ sơ và các vật dụng cần thiết khác khi tham gia phỏng vấn

Mang thêm một bản sao CV, bút và sổ ghi chép để ghi lại bất kỳ thông tin nào mà nhà tuyển dụng cung cấp. Đây có thể là lợi thế giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng, dù cho đó chỉ là một yếu tố nhỏ nhặt nhất mà ít người nghĩ đến.

Thụ động trong mọi thứ

Nói một cách rõ ràng, dứt khoát và đầy tự tin sẽ giúp bạn tạo được sự cuốn hút trong buổi phỏng vấn. Và nếu bạn được nhà tuyển dụng đặt câu hỏi, thì đừng bao giờ trả lời với câu “Tôi không biết”. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn được hỏi về mức lương mà bạn kỳ vọng đối với vị trí công việc của mình.

Đồng thời, khi có cơ hội để bạn đặt câu hỏi, đừng giữ im lặng; hỏi ít nhất một câu hỏi để tỏ thái độ quan tâm đối với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Hãy thử cùng chúng tôi rút kinh nghiệm với những lỗi phổ biến nêu trên để nhanh chóng bước vào thị trường lao động một cách thuận lợi nhất theo cách của riêng bạn!

5 Lời Khuyên Hoàn Hảo Dành Cho Quá Trình Tìm Việc Làm Trực Tuyến Của Bạn Tại TP. Hồ Chí Minh

Internet đã trở thành một yếu tố vô cùng cần thiết trong quá trình tìm việc làm TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Theo thống kê chi tiết của một nguồn đáng tin cậy mới nhất, có đến 79% người kiếm việc sử dụng tài nguyên trực tuyến trong suốt quá trình tìm việc làm TP. Hồ Chí Minh vào khoảng thời gian gần đây nhất của họ.

Với rất nhiều thông tin quảng cáo tuyển dụng trực tuyến, người tìm việc làm có thể dễ dàng truy cập và khám phá ra được các vị trí việc làm TP. Hồ Chí Minh đầy hấp dẫn hiện nay. Từ các bài đăng trực tuyến đó, người lao động không chỉ hiểu rõ về vị trí tuyển dụng và đơn vị tuyển dụng, mà còn phân tích và chọn lọc các vị trí đó nhằm đảm bảo chúng phù hợp với họ. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một số mẹo tuyệt vời nhằm giúp các bạn nhanh chóng tìm được một công việc như ý muốn:

Biết nơi để tìm việc

Bạn không thể tìm được việc làm nếu bạn không biết bạn nên tìm ở đâu. Bắt đầu tìm việc thông qua các trang web việc làm tổng hợp là một ý tưởng hay! Chỉ cần gõ “tên công việc” vào công cụ tìm kiếm, thì ngay lập tức bạn sẽ có thể nhận được hàng loạt các vị trí việc làm tuyển dụng có liên quan.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một công việc trong một ngành mà bạn đã quen thuộc, hãy xem các trang web chính thức của các đơn vị doanh nghiệp có tên tuổi lớn trong lĩnh vực của bạn, nhằm rút ngắn thời gian tìm việc của mình. Hầu hết các trang web chính thức của các đơn vị doanh nghiệp sẽ có một phần “nghề nghiệp” dành cho các ứng viên. Hơn thế nữa, bạn có thể tạo nên mạng lưới của riêng mạng để kết nối việc làm trên chính trang mạng xã hội cá nhân của mình, chẳng hạn như Facebook. Khả năng nhiều nhà tuyển dụng tiếp cận bạn sẽ tăng lên, khi bạn biết rõ nơi nào là nơi cần thiết cho quá trình tìm việc của bạn.

Giữ mọi thứ thật chuyên nghiệp

Khi bạn đã tìm thấy công việc mà bạn muốn đăng ký ứng tuyển, hãy nhớ rằng việc ứng tuyển trực tuyến sẽ cho thấy nhà tuyển dụng thấy rõ về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của bạn. Do đó, thiết kế cũng như trình bày hồ sơ xin việc, email của bạn đều phải đúng quy chuẩn và thật chỉnh chu. Vì đây chính là hình ảnh đại diện cho bạn trước các đơn vị doanh nghiệp.

Khi bạn đăng ký trực tuyến, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng địa chỉ email chuyên dụng và đính kèm hồ sơ của bạn với tệp được lưu dưới dạng pdf. (điều này sẽ đảm bảo định dạng không thay đổi khi nó được khởi chạy trên máy tính của nhà tuyển dụng). Nếu bạn gửi nó dưới dạng tệp doc., hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng .docx, nhưng .doc (dạng cũ hơn) sẽ có thể bị nhảy chữ khi được bật trên máy tính của đơn vị doanh nghiệp. Nếu nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn không thể mở hồ sơ của bạn hoặc hồ sơ của bạn bị nhảy chữ khiến họ không thể đọc được, họ có thể sẽ sẵn sàng xóa nó và loại bỏ bạn ra khỏi cuộc cạnh tranh việc làm này.

Theo dõi thường xuyên

Cho dù bạn đang đăng ký trực tuyến hay trực tiếp, bạn cần phải theo dõi các thông tin có liên quan đến vị trí việc làm mà bạn đã ứng tuyển tại các đơn vị doanh nghiệp, nhằm kịp thời cập nhật mọi thứ trước khi được mời tham gia buổi phỏng vấn.

Các Lỗi Thường Mắc Phải Trong Quá Trình Tìm Việc Làm Tại Tp Hồ Chí Minh

Làm thế nào để người tìm việc làm có thể nhanh chóng hòa nhịp vào thị trường việc làm TP Hồ Chí Minh với tốc độ phát triển mạnh mẽ như ngày nay?

Người tìm việc làm cần phải nỗ lực trau dồi bản thân để có thể cạnh tranh giành lấy cơ hội về  công việc mơ ước của mình, tuy nhiên, điều đó cũng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Nhưng điều quan trọng là phải nhận ra rằng ngoài các kiến thức chuyên môn được học, người tìm việc làm sẽ có thể nhận được cơ hội trúng tuyển nhanh chóng hay không đều chịu tác động bởi các hành động mà họ đã thực hiện trong suốt hành trình tìm việc làm TP Hồ Chí Minh của họ.

Và trong bài viết hôm nay, chúng tôi đã rút kết được một số lỗi sai mà phần lớn người lao động thường mắc phải trên thị trường việc làm TP Hồ Chí Minh. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp ngay thông tin về chúng để cho các ứng viên có thể tránh khỏi và tạo nên một bước ngoặt thuận lợi trong con đường nghề nghiệp của bản thân:

  1. Mơ hồ về mục tiêu nghề nghiệp của chính mình

Hãy nhớ rằng một nhà tuyển dụng luôn mong chờ được tuyển dụng những tài năng lý tưởng hiễu rõ bản thân mình đang ở đâu và cần gì. Do vậy, việc bạn để lộ cho đơn vị doanh nghiệp thấy rằng bạn còn đang rất mơ hồ về công việc của mình thì chắc chắn rằng bạn sẽ bị bỏ lại trong cuộc đua đó. Hành vi này cho thấy sự thiếu cam kết hoặc sự cống hiến, vì vậy tránh phá tan cơ hội của bạn bằng cách xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong những ngày đầu bắt đầu tìm việc. Hãy dành thời gian để quyết định con đường nào mà bạn muốn theo đuổi dựa trên cá tính và niềm đam mê của bạn ở hiện tại.

  1. Thiếu cơ hội trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm

Không có gì ngạc nhiên khi thị trường lao động ngày càng trở nên cạnh tranh hơn trước đây, vì nước ta đang ngày càng hội nhập quốc tế nhanh chóng. Bằng cấp chuyên môn của bạn đơn giản chỉ là một chứng chỉ giúp bạn phù hợp hóa với công việc của bạn, nhưng trên thực tế, nhà tuyển dụng thường đòi hỏi ở bạn nhiều hơn thế nữa, chẳng hạn như kỹ năng mềm.

  1. Không cập nhật hồ sơ xin việc thường xuyên

Trung bình mỗi ngày, các nhà tuyển dụng thường xem xét đến hàng trăm hồ sơ xin việc của nhiều ứng viên khác nhau, nhằm tìm kiếm người phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng của họ. Các bản lý lịch và thư xin việc chung chung và lỗi thời sẽ không thể nào có thể thu hút được sự chú ý và tò mò từ phía các nhà tuyển dụng về ứng viên.

Thư xin việc và CV của bạn chính là yếu tố giúp bạn quảng cáo về bản thân bạn với nhà tuyển dụng và là một minh chứng về năng lực làm việc của bạn trong lĩnh vực mà bạn ứng tuyển.

  1. Không chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng thường có cái nhìn không thiện cảm đối với những ứng viên không có sự chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn. Hành vi này thể hiện sự thiếu sáng kiến, cũng như thiếu tôn trọng đối với vị trí công việc mà họ ứng tuyển. Đây chính là yếu tố đẩy bạn ra xa khỏi cơ hội nghề nghiệp của chính mình trên thị trường lao động ngày nay. Quá trình tuyển dụng nghe có vẻ khá đáng sợ và phức tạp, tuy nhiên nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công. Chúc các bạn may mắn!