Trong các văn bản hành chính, các bản sơ yếu lý lịch hoặc trong các hồ sơ xin việc làm, chúng ta thường bắt gặp cụm từ “trình độ chuyên môn”. Đôi khi chúng ta chỉ điền vào những thông tin có sẵn này mà không có cơ hội tìm hiểu khái niệm trình độ chuyên môn là gì, và một số thông tin liên quan khác. Hãy xem phần thông tin dưới đây để hiểu hơn bạn nhé!
Trình độ chuyên môn là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu, chúng ta phải hiểu rõ khái niệm trình độ chuyên môn. Đây là thuật ngữ để chỉ khả năng, năng lực của con người có thể chuyên về một lĩnh vực nào đó. Trình độ chuyên môn được chia thành tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp…
Đối với bất kỳ một vị trí nào yêu cầu có trình độ chuyên môn về bất kỳ một ngành nghề nào đó thì điều kiện này sẽ cũng cực kỳ khắt khe.
Ví dụ như đối với các ngành nghề quan trọng và có tầm ảnh hưởng như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, luật sư,… Đây đều là top ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên ngành rất gắt gao vì vậy để ứng tuyển được vào vị trí đó bạn cần phải được đào tạo về trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành.
Danh mục trình độ chuyên môn hiện nay
Trình độ chuyên môn sơ cấp
Đây là cấp độ dành cho các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật. Bạn sẽ vừa được học lý thuyết và song song cả thực hành. Điều này giúp bạn nhanh chóng tích lũy thêm các kiến thức và một số kỹ năng về nghề nghiệp cơ bản. Thời gian học của cấp bậc này tương đối ngắn, thường dao động từ 3 tháng – 6 tháng.
Trình độ chuyên môn trung cấp
Chương trình đào tạo này phù hợp với những bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc Trung học cơ sở. Đối với mỗi cấp học sẽ có thời gian trau dồi khác nhau. Thời gian học đối với các bạn tốt nghiệp trung học phổ thông là 2 năm và tốt nghiệp trung học cơ sở là 4 năm.
Trình độ chuyên môn cao đẳng
Trong chương trình này, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức rộng về một chuyên ngành cụ thể mà bạn chọn. Sau khi tốt nghiệp, bạn có khả năng tham gia vào quá trình thực hành để giải quyết các vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau. Nhờ đó, học viên thích ứng với sự thay của môi trường, có kỹ năng giám sát, quản lý cơ bản.
Trình độ chuyên môn đại học
Chương trình đại học có đóng góp quan trọng giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có khả năng giải quyết các vấn đề có độ phức tạp cao. Tùy theo chuyên ngành mà thời gian học Đại học ở mỗi chuyên ngành sẽ khác nhau, phổ biến nhất là 4 năm.
Trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ
Đây là chương trình dành cho những ai đã tốt nghiệp đại học.
Những người tốt nghiệp đại học mới có thể theo học chương trình này. Những người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ có khả áp dụng các kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đưa ra định hướng phát triển trong tương lai.
Một số lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ
Để được nhà tuyển dụng đánh giá cao, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Nếu bạn muốn điền trình độ chuyên môn vào hồ sơ xin việc, bạn cần phải nghiên cứu kỹ vị trí công việc mà doanh nghiệp đó đăng tin tuyển. Đây là một việc làm cần thiết và đóng vai trò quan trọng khi bạn muốn tham gia ứng tuyển xin việc. Chỉ khi tìm hiểu kỹ càng về vị trí mà mình ứng tuyển bạn sẽ đưa ra được những trình độ chuyên môn phù hợp để tạo ấn tượng cũng như thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn hồ sơ của bạn. Để biết được điều này, bạn có thể tìm hiểu qua các kênh thông tin khác nhau như truy cập vào trang website, trang mạng xã hội chính thức của công ty. Nhờ vào các nguồn thông tin về vị trí tuyển dụng này bạn sẽ trình bày chuyên môn của mình chất lượng hơn.
- Ngoài ra, để nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn so với những ứng viên khác, thì bạn cần trình bày một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm để thể hiện đúng nội dung, không lan man sai chủ đề. Đơn xin việc đòi hỏi văn phong, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo chứa đầy đủ thông tin. Trong đó, nội dung phần trình độ chuyên môn là rất quan trọng nên bạn cần tránh sai sót phần này nhất có thể.
- Vì thông tin về trình độ chuyên môn trong đơn xin việc phải ngắn gọn nên việc đưa ra thông tin về bằng cấp chuyên ngành một cách phù hợp sẽ giúp nhà tuyển dụng tập trung và đánh giá phong cách trình bày của bạn. Ví dụ như khi bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên ngân hàng thì ở phần trình độ chuyên môn, bạn nên đề cập đến những yêu cầu liên quan mà bạn đã được trau dồi học tập. Nếu bạn tốt nghiệp từ trường liên quan đến tài chính thì đây sẽ là một điểm cộng dành cho bạn. Theo đó là những chứng chỉ về nghề nghiệp mà bạn đang có. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã đặt hết tâm huyết và thật sự phù hợp với vị trí này.
- Thêm một lưu ý tiếp theo là ở mỗi công việc sẽ yêu cầu trình độ chuyên môn khác nhau. Do đó, để thể hiện bạn đặt cái tâm vào vị trí này, bạn hãy tránh rập khuôn tất cả các tấm đơn xin việc của mình. Vì vậy, hãy thật lưu ý điều này để quá trình xin việc của bạn diễn ra suôn sẻ và như ý muốn hơn.
Thông qua những thông tin về khái niệm trình độ chuyên môn là gì và một số lưu ý khi điền thông tin này vào hồ sơ xin việc, bạn đã tích lũy được kinh nghiệm bổ ích này chưa nào? Bên cạnh trình độ chuyên môn, bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố khác để bản CV của bạn hoàn thiện và nổi bật hơn. Chúc bạn thành công!