Operation Manager là gì? Những tố chất cần có của một Operation Manager

Trong công việc thường ngày, chắc chắn chúng ta sẽ phải tiếp xúc qua nhiều vị trí để hỗ trợ công việc của mình. Và một trong số đó là vị trí Operation Manager, một vị trí giữ vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Như vậy, Operation Manager là gì, họ đảm nhận việc gì và những tố chất cần có ở đối tượng này như thế nào, bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Operation Manager là gì?

Operation Manager hay còn được biết đến với cái tên tiếng Việt là quản lý vận hành. Đây là người có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động vận hành của một doanh nghiệp. Chức vụ này có thể thăng chức lên Giám đốc vận hành trong tương lai nên không ngừng cố gắng và học hỏi. Người này có quyền quản lý cả một nhóm nhân sự, theo sát các chính sách của doanh nghiệp. Và cuối cùng là quản lý mọi cơ sở hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung, công việc này đòi hỏi tính cẩn thận, kỹ năng quản lý cả công việc và con người.

Người quản lý vận hành phải đảm nhận những công việc gì?

  1. Quản lý nhân sự

Như đã nói ở trên, người quản lý vận hành phải thực hiện rất nhiều công việc trong doanh nghiệp. Và công việc đầu tiên chính là họ phải chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo kỹ năng, quản lý lương thưởng, giấy tờ, hợp đồng lao động, chế độ phúc lợi cho nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, họ còn phải có trách nhiệm theo dõi bộ máy hoạt động trong phạm vi nội bộ của công ty. Từ đó xây dựng lên một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Nếu như có một vấn đề nào đó phát sinh, người trưởng phòng này sẽ điều chỉnh lại hoặc thay đổi sao cho bộ máy vận hành được diễn ra một cách tốt nhất. Tóm lại, công việc của một Operation Management là phải chịu trách nhiệm và tầm nhìn bao quát công việc của toàn bộ nhân viên trong một tổ chức hay doanh nghiệp đó.

  • Quản lý hàng tồn kho và những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng

Công việc kế tiếp mà người trưởng phòng vận hành phải đảm nhiệm chính là theo dõi, đảm bảo nguồn cung ứng trong công ty luôn được vận hành một cách ổn định với giá cả hợp lý nhất. Ngoài ra, họ còn phải kiểm soát số lượng hàng tồn kho và bắt đầu lên phương hướng giải quyết cách để bán số lượng hàng tồn ấy đi nhanh nhất. Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà ‘người quản lý vận hành sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến chuỗi cung ứng khác nhau.

  • Quản lý ngân sách, tài chính

Bên cạnh những công việc vừa kể bên trên thì người quản lý vận hành còn là người lên kế hoạch tài chính, báo cáo dự đoán ngân sách theo từng quý, từng năm. Sau đó sẽ tối ưu mức chi phí, khắc phục các vấn đề liên quan về tài chính. Operation Management cũng có trách nhiệm theo sát nguồn tiền của công ty, các khoản thu chi và lên kế hoạch sao cho khoản tiền này được thực hiện đúng theo mục đích hợp lý và tiết kiệm nhất.

  • Quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp

Thêm một công việc mà Operation Management phải đảm nhận, đó chính là quản lý các hoạt động đã, đang và sắp diễn ra trong doanh nghiệp. Sau đó sẽ đưa ra đánh giá về các chiến lược, các hoạt động sản xuất, quảng cáo marketing, cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Người quản lý vận hành nếu được làm việc trong một doanh nghiệp lớn sẽ có thể chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Ví dụ như nếu được phân công chuyên phát triển sản phẩm thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất, giám sát và điều tiết để quá trình này được diễn ra thành công.

Những tố chất cần có của một người quản lý vận hành

Bên cạnh bằng cấp và kinh nghiệm thì việc trang bị những kỹ năng cần thiết sẽ giúp cho một người quản lý vận hành ngày một thành công trong công việc:

  1. Kỹ năng giao tiếp

Đây là vị trí cần phải tiếp xúc trực tiếp với các quản lý cấp cao, và bộ phận nhân sự các phòng ban khác, thậm chí là cả các doanh nghiệp đối tác và khách hàng. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp là điều căn bản mà một người quản lý cần phải trau dồi.

  • Khả năng tương tác

Vì Operation Manager là một chuyên gia quản lý chính về nhân sự nên họ cần phải có kỹ năng tương tác với tất cả các nhân sự trong doanh nghiệp. Đây là vị trí cần tạo được động lực cho nhân sự, truyền cảm hứng và giúp nhân viên phát triển hơn, chuyên nghiệp hơn với vị trí đang đảm nhận.

  • Kỹ năng lãnh đạo

Không thể thiếu kỹ năng lãnh đạo đối với vị trí Trưởng phòng Vận hành. Một Operation Manager luôn cần quản lý các nhân sự khác trong công ty thật chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm giám sát tổng thể và xử lý tất cả mọi xung đột một cách thông minh nhất

  • Quản lý tài chính

Operation Manager cần sử dụng được các công cụ quản lý tài chính, nhằm lập kế hoạch ngân sách, chi tiêu sao cho phù hợp với mức doanh thu của doanh nghiệp. Trong bất kỳ trường hợp nào, Trưởng phòng Vận hành cũng đều cần giữ một bộ óc nhanh nhạy giải quyết được các vấn đề phát sinh trong tài chính.

Những thông tin bên trên đã trả lời cho câu hỏi Operation Manager là gì. Đây là một người không chỉ quản lý quá trình vận hành các hoạt động của công ty mà còn có cả bộ phận nhân sự. Một doanh nghiệp sẽ không thể nào hoạt động và diễn ra các dự án suôn sẻ nếu vắng đi vị trí này.