NSFW là gì? Thế nào là nội dung NSFW?

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nơi mà mọi nội dung, hình ảnh, video có thể được đăng và truyền tải một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ở một số trường hợp, ta nên biết cân nhắc đâu là nơi phù hợp để truy cập và xem những nội dung có tính nhạy cảm. Đó cũng là lý do mà cụm từ NSFW ra đời. Vậy NSFW là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

NSFW là gì?

NSFW là từ viết tắt của “Not Safe For Work” hay “Not Suitable For Work”, có thể được dịch là “Không phù hợp cho nơi công sở”.

Đây là một thuật ngữ phổ biến trên internet để cảnh báo nội dung truy cập không phù hợp để xem trong môi trường công sở hoặc nơi công cộng, Những nội dung này có thể mang tính chất nhạy cảm, gây ức chế tâm lý. NSFW thường được sử dụng trong các bài viết, email, hình ảnh, video hoặc trang web cộng đồng. Cảnh báo này giúp người xem nhận biết rằng nội dung có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái nếu người khác nhìn thấy khi đang xem tại những nơi công cộng hoặc nơi làm việc, nơi yêu cầu sự nghiêm túc.

NSFW không hoàn toàn là một nội dung xấu. nfsw được thiết lập để đảm bảo người xem nhận thức được nên xem những nội dung này ở nơi riêng tư hoặc nơi thích hợp. Chính vì thế, cảnh báo NSFW thường đi kèm với lựa chọn “Continue” (Tiếp tục) hoặc “Back” (Trở lại).

Một số cụm từ viết tắt đồng nghĩa với NSFW có thể kể đến như: PNSFW (Probably Not Safe For Work), PNFO (Probably Not For the Office), LSFW (Less Safe For Work), NSFA (Not Safe For Anyone).

Một số loại nội dung được coi là NSFW

  • Nội dung có tính phản cảm: Những tài liệu, hình ảnh, video hay âm thanh chứa nội dung thiếu trong sáng, hoặc chủ đề nhạy cảm đều là loại nội dung cần gắn NSFW.
  • Nội dung bạo lực: Đây là loại nội dung có tính chất bạo lực, tàn ác, có thể gây sợ hãi, ám ảnh cho người xem, chẳng hạn như tác động vật lý với con người hoặc động vật; tấn công; chiến tranh…
  • Nội dung gây sốc: Các tài liệu, hình ảnh hay video với nội dung gây sốc hoặc có thể làm tổn thương tâm lý người xem như hiện trường vụ án, tai nạn giao thông, hình ảnh chết chóc…
  • Nội dung về chất kích thích: Những nội dung liên quan đến việc sử dụng ma tuý, các loại chất gây nghiện hoặc các hành vi phạm pháp khác như quảng bá chất cấm, ma tuý, thuốc lá…
  • Nội dung gây kích động: Nội dung này chứa thông điệp mang tính phân biệt chủng tộc, xúc phạm tôn giáo, kỳ thị giới tính hoặc một cộng đồng nào đó.

Nên làm gì khi thấy nội dung NSFW?

Trên thực tế, có rất ít nơi làm việc chào đón những nội dung có tính NSFW. Nếu bạn bị bắt gặp đang xem nội dung NSFW ở nơi công sở hoặc nơi cần sự nghiêm túc, trường hợp xấu nhất có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, tuỳ thuộc vào văn hoá doanh nghiệp và những quy định, thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.

Tuy nhiên, để tránh những rắc rối không đáng có, tốt nhất bạn không nên mở những nội dung hay truy cập trang web có cảnh báo NSFW tại nơi làm việc. Nếu buộc phải xem chúng, hãy đảm bảo chúng được mở tại nơi kín đáo, an toàn như ở nhà của bạn. Hơn nữa, bạn không nên truy cập nội dung NSFW bằng máy tính công ty vì thường công ty có thể truy cập lịch sử duyệt web và email của bạn.

Để bảo vệ bản thân và thiết bị điện tử của mình tốt hơn, bạn có thể đánh dấu các email NSFW là thư rác và thiết lập bộ lọc tự động xoá. Việc phân loại email không cần thiết có thể thực hiện với bộ lọc thư rác của Gmail, Outlook hay các chương trình thay thế khác.

Một số cụm từ viết tắt thường dụng trên internet

Trên internet, có nhiều cụm từ viết tắt khác cũng thường được sử dụng với mục đích cảnh báo hay ám chỉ về nội dung sắp được truy cập. Có thể kể đến như:

1.   SFW – Safe for work

Ngược lại với NSFW, sfw dành cho những nội dung phù hợp để xem lại nơi làm việc, công sở hoặc môi trường có tính chuyên nghiệp.

2.   NSFL – Not safe for life

Cụm viết tắt này để cảnh báo nội dung có tính cực kỳ tàn bạo, khủng khiếp, có thể gây sốc, ảnh hưởng xấu hoặc thậm chí là tổn thương tinh thần người xem.

3.   TMI – Too much information

TMI được dùng để chỉ những thông tin quá chi tiết, không cần thiết và có thể có tính riêng tư. Chúng có thể khiến người đọc, người nghe cảm thấy không thoải mái hoặc có cảm giác khó chịu.